|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Top10 tăng giảm tuần 3 - 7/2: GAB tiếp tục thăng hoa, ROS chưa ngừng đà lao dốc, VPB và HDB lọt nhóm tăng giá mạnh nhất sàn HOSE

21:02 | 09/02/2020
Chia sẻ
Thống kê giao dịch tuần qua (3 - 7/2), cổ phiếu ngân hàng nổi sóng, trong đó hai mã VPB và HDB lọt Top10 mã tăng giá mạnh nhất trên HOSE.
Top10 tăng giảm tuần 3 - 7/2: GAB tiếp tục tăng hoa, ROS chưa ngừng đà lao dốc, VPB và HDB lọt nhóm tăng giá mạnh nhất sàn HOSE - Ảnh 1.

Cổ phiếu VPB của VPBank lọt Top10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất tuần qua trên HOSE. Ảnh: Hoàng Linh

Tuần qua (3 - 7/2), VN-Index hồi phục sau nhịp bán tháo. Hoạt động bắt đáy trong phiên hoảng loạn khi TTCK Trung Quốc mở cửa đầu tuần tạo đà cho VN-Index hồi phục từ vùng giá thấp và chuyển sang trạng thái tích lũy tích cực. 

Nhóm cổ phiếu Ngân hàng tăng mạnh là trụ chính của các chỉ số và tạo nền cho phục hồi la rộng của nhiều cổ phiếu giảm sâu trước đó. Dù vậy mức giảm điểm vẫn diễn ra trên diện rộng với chỉ có 3/19 ngành tăng giá và 134 cổ phiếu tăng so với 215 cổ phiếu giảm giá. 

Sau một vài phiên bắt đáy cùng thị trường đầu tuần, khối ngoại chuyển sang bán ròng, hạn chế đà hồi phục của VN-Index. 

Áp lực bán ròng của khối ngoại hiện diện trên cả HOSE và HNX cũng có tác động tiêu cực đến chỉ số. Trong khi đó, những thông tin về diễn biến dịch cúm Coronavirus tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lí nhà đầu tư.

GAB và ROS diễn biến trái chiều, VPB và HDB lọt Top10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên HOSE 

Top10 tăng giảm tuần 3 - 7/2: GAB tiếp tục tăng hoa, ROS chưa ngừng đà lao dốc, VPB và HDB lọt nhóm tăng giá mạnh nhất sàn HOSE - Ảnh 2.

Nguồn: Hoàng Linh, HOSE

Trong bối cảnh thị trường hồi phục, một số cổ phiếu tiếp tục giao dịch tích cực. Cụ thể, cổ phiếu GAB của Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC tiếp tục tăng kịch trần. Đóng cửa phiên 7/2, giá mã GAB ở 61.700 đồng/cp, tăng 39,59% so với cuối tuần trước. Theo sau đó, hai cổ phiếu NAV và CLL tăng lần lượt 22,02% và 20,8%.

Top10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HOSE tuần qua còn có các cổ phiếu như PGD, DXV, PNC, MCP và VOS. Đáng chú ý, cổ phiếu VPB của VPBank và HDB của HDBank lọt nhóm 10 mã tăng giá mạnh nhất với tỉ lệ 12,92% và 10,93%.

Chiều ngược lại, cổ phiếu HSL dẫn đầu về tỉ lệ giảm giá trên HOSE khi mất 25,15 giá trị. Sau thời gian tăng nóng, mã DCL của Dược Cửu Long cũng mất 22,5% giá trị trong tuần qua. Cổ phiếu ROS của Xây dựng FLC Faros chưa ngừng đà lao dốc, giá giảm 19,19% còn 7.540 đồng/cp.

Nhóm 10 mã giảm giá mạnh nhất trên HOSE ghi nhận các trường hợp khác như CLG, SC5, PIT, VAF, DTL, AGF và VPS.

Xuất hiện cổ phiếu dược tăng 60% trong một tuần trên HNX

Top10 tăng giảm tuần 3 - 7/2: GAB tiếp tục tăng hoa, ROS chưa ngừng đà lao dốc, VPB và HDB lọt nhóm tăng giá mạnh nhất sàn HOSE - Ảnh 3.

Nguồn: Hoàng Linh, HNX

Trên sàn HNX, cổ phiếu DNM của Tổng CTCP Y tế Danameco dẫn đầu về tỉ lệ tăng giá với 60%. Đóng cửa tuần giao dịch, giá mã này ở 16.000 đồng/cp, tăng 6.000 đồng/cp so với cuối tuần trước.

Một số mã vốn hóa trung bình tăng giá mạnh với tỉ lệ trên 20% trong tuần qua như DHP, DNC, IDJ và CSC. Ngoài ra, sàn HNX còn chứng kiến nhịp tăng của các mã thị giá nhỏ như ACM, C69, VE3 và VE4.

Tại chiều giảm giá, cổ phiếu VMS của CTCP Phát triển Hàng hải dẫn đầu chiều giảm khi mất 25,93% giá trị. Các mã giảm trên 20% khác như CKV, L35, DNY, MEC và NHP.

Top10 tăng giảm tuần 3 - 7/2: GAB tiếp tục tăng hoa, ROS chưa ngừng đà lao dốc, VPB và HDB lọt nhóm tăng giá mạnh nhất sàn HOSE - Ảnh 4.

Nguồn: Hoàng Linh, HNX

Trên thị trường UPCoM, hàng loạt cổ phiếu đạt tỉ lệ tăng chỉ trong một tuần như DAS, CAD, G20, S12. Một số mã tăng giá mạnh khác như HLA, SB1, BMD, VWS, PCN và SIV.

Trong khi đó, cổ phiếu KSE giảm 55,27% chỉ trong một tuần. Các mã giảm trên 30% có NQN, ICF, TSG, HFC, E29, QHW, SIG và HRT.

Tuy nhiên, các mã tăng và giảm giá mạnh nhất trên thị trường UPCoM tuần qua đều là các cổ phiếu giao dịch với thanh khoản rất thấp hoặc không có giao dịch.

Hoàng Linh

Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump sẽ tác động ra sao đến dòng vốn FDI toàn cầu?
Theo ông Hồ Quốc Tuấn, sang đến "Trump version 2", rất có thể ASEAN không phải là mục tiêu của ông Trump trong năm 2025 mà Ấn Độ mới là điểm sáng đầu tư. Việt Nam có thể chỉ được hưởng lợi từ cuối năm 2025 trở đi.