Tin tức Bất động sản 19/7: Thị trường chứng khoán cấp vốn trung - dài hạn cho BĐS, Hà Nội cưỡng chế chung cư cũ 93 Láng Hạ...
1. 'Thị trường chứng khoán vẫn là kênh dẫn vốn mới cho BĐS trong trung và dài hạn’
Theo ông Bùi Văn Tín đến từ khoa Quản trị kinh tế, trường Đại học Ngân hàng TP HCM, dòng chảy vốn vào thị trường BĐS chủ yếu đến từ ngân hàng, sau đó là từ thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm. Dù chức năng của thị trường chứng khoán đang khựng lại trong thời gian gần đây thì đó vẫn là kênh dẫn vốn mới trong trung và dài hạn cho thị trường BĐS, dần dần thay thế cho kênh dẫn vốn chính từ ngân hàng...
2. Giữa Thủ đô, một phường có hai dự án bãi xe bị 'băm nát'
Hai khu đất ở địa chỉ số 66 và 68 Lê Văn Lương cùng một phường Nhân Chính theo phê duyệt là hai dự án bãi đỗ xe công cộng kết hợp trồng cây xanh, công trình dịch vụ nhưng hiện nay bị biến tướng thành nơi cho thuê làm trung tâm tiệc cưới, showroom ô tô, làm văn phòng cho thuê... Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết, quận đã phát hiện vi phạm, yêu cầu doanh nghiệp phải chấp nhận xử phạt và doanh nghiệp trình bày với cơ quan kiểm tra sẽ xin các cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Lý do doanh nghiệp nói là bãi đỗ xe không gần khu dân cư, đầu tư không hiệu quả...
3. Cưỡng chế khu chung cư hoang tàn trên ‘đất vàng’ Thủ đô
UBND quận Đống Đa áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất (thu hồi diện tích căn hộ) đối với 11 hộ dân để thực hiện dự án Cải tạo chung cư cũ L1, L2 (Khu Nam Thành Công) tại số 93 Láng Hạ. Khu tập thể cũ 93 Láng Hạ nằm trên diện tích đất 5.159m2, cao 5 tầng, đi vào hoạt động từ năm 1987. Năm 2011, UBND thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho công ty CP Bất động sản An Thịnh (nay là công ty CP Bất động sản Vinaconex) thực hiện dự án cải tạo khu chung cư cũ L1, L2 tại số 93 Láng Hạ...
4. Dự án lấn biển Hòn Rùa: Cấp dự án đi ngược quy hoạch
Dự án Hòn Rùa được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 11/2013, với mục tiêu trồng rừng, nuôi rong biển kết hợp du lịch sinh thái trên diện tích hơn 14ha. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay nhà đầu tư vẫn chưa thực hiện nhưng đã lấn biển và tạo "vết chém" dài trên mai rùa...
Việc triển khai thực hiện các dự án BT (đổi đất lấy hạ tầng) nở rộ như một phong trào tại nhiều địa phương từ cách đây 5 năm. Với nhiều người, việc đổi đất lấy hạ tầng là miếng bánh ngon, là khoản đầu tư siêu lợi nhuận của các đại gia bất động sản. Thậm chí, phong trào này còn giúp biến không ít doanh nghiệp bất động sản thành đại gia khi bỗng chốc nhận được những quỹ đất đối ứng với giá trị khổng lồ...