Tìm giải pháp liên kết doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước
Cửa nào lên sàn cho doanh nghiệp gốc FDI nhìn từ trường hợp Seul Metal Việt Nam? | |
Chuyển giao công nghệ: FDI chơi riêng, chỉ doanh nghiệp Việt 'thương lấy nhau' |
Theo đó, Diễn đàn sẽ tập trung vào 3 phiên thảo luận chính, gồm: Tiến tới chuỗi giá trị; Giải quyết những thách thức về công nghệ; Tăng trưởng tài chính bền vững
Hai đồng Chủ tịch trao đổi về các nội dung chính của diễn đàn.Ảnh:VGP/Huy Thắng |
Có 2 đồng Chủ tịch diễn đàn là ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và ông Tamaso Andreatta, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.
Về nội dung trọng tâm, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI-đồng Chủ tịch diễn đàn VBF cho biết: Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách trong thực thi pháp luật và chuẩn bị tổng kết 30 năm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Theo đó, có thể khẳng định, Việt Nam đã nổi lên như một nền kinh tế thu hút vốn FDI hàng đầu, nhưng cũng phải đối mặt với vấn đề chất lượng và khả năng lan toả hiệu quả của vốn FDI không cao. Có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là khuôn khổ pháp lý liên quan đến lĩnh vực FDI như chuyển giao công nghệ, lao động, chưa thật sự hiệu quả. Các vấn đề về thủ tục hành chính, quy dịnh chồng chéo, cách thức thực thi chính sách vẫn chưa thật sự nhất quán giữa các cơ quan, mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ chưa thật sự lan rộng, đồng đều ở các bộ, ngành, địa phương.
Ông Lộc chia sẻ thông tin tại Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại Thái Nguyên vừa qua, Samsung có ý định đưa 200 nhà cung ứng đầu tư nước ngoài vào làm các nhà cung cấp hỗ trợ cho việc sản xuất của Samsung tại Việt Nam nhưng "giá như 200 doanh nghiệp đó là doanh nghiệp Việt thì sẽ tốt hơn".
Với vai trò cầu nối giữa đối thoại của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài với các cơ quan của Chính phủ, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, diễn đàn lần này sẽ hướng tập trung nhiều vào vấn đề liên kết doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hướng tới lợi ích chung.
Trong trường hợp cụ thể của Samsung hiện nay, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên kỳ vọng Samsung đóng vai trò quan trọng để phát triển chuỗi giá trị cung ứng cho doanh nghiệp này, trong đó Việt Nam có các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn cao của quốc tế.
Ông Tomaso Adreatta, Đồng chủ tịch diễn đàn VBF cho rằng
các doanh nghiệp Việt phần lớn là quy mô nhỏ, cần cải thiện hơn các kỹ năng quản trị ở quy mô lớn hơn. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, thực thi các hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp phải có kỹ năng kết nối chặt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh những ưu điểm, lợi thế vốn có, Việt Nam cần sớm cải thiện đó là nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo bài bản, có những kỹ năng sát yêu cầu thực tế, ý thức đầy đủ về các vấn đề an toàn lao động, bảo vệ môi trường…
Diễn đàn cũng sẽ đưa ra một số khuyến nghị trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, một lĩnh vực mà nhiều doanh nghiệp đang hướng dòng tiền vào để thu lời trong thời gian ngắn nhưng cũng không ít rủi ro.
“Diễn đàn năm nay diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng lan rộng, một số rủi ro về “cuộc chiến” thương mại giữa các nền kinh tế lớn, đây cũng là bài toán đặt ra với Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp FDI ở Việt Nam cũng như doanh nghiệp nội địa để thích ứng tốt hơn, duy trì khả năng xuất khẩu, hướng đến thặng dư thương mại hợp lý”, ông Tomaso Adreatta nói.
Xem thêm |