Tiết kiệm chi tiêu toàn diện: Tự nấu ăn, giảm mua sắm trực tuyến có hiệu quả?
Tác giả của một bài chia sẻ về tiết kiệm tiền thông qua giảm chi tiêu trên Business Insider Melissa Petro cho biết: “Tôi đã thực hiện thử thách chi tiêu ít nhất có thể trong một tháng. Nó giúp tôi tiết kiệm hơn 600 USD (gần 15 triệu/ tháng) tiền đi ăn ngoài, nhưng việc mua sắm thì khó có thể kiềm chế hơn thế”.
"Tháng 2 tiết kiệm" là một thử thách không chi tiêu hoặc chi tiêu thấp đã trở nên phổ biến kể từ khi bắt đầu trở thành “trend” từ đầu những năm 2010. Một số người thách thức bản thân sống cả tháng mà không tiêu một xu nào, trong khi những người khác lại coi đó như một cơ hội để cắt giảm những khoản chi tiêu dư thừa như ăn uống ngoài hoặc mua sắm quần áo và giải trí không cần thiết.
Tiền bạc luôn eo hẹp vào những tháng đầu năm, và vì vậy Melissa Petro đã quyết định tự mình thực hiện thử thách lần đầu tiên. Cô quyết định sẽ cho phép bất kỳ khoản chi tiêu cần thiết nào cho các mặt hàng như tã lót và thực phẩm, giới hạn rằng cả nhà chỉ đặt duy nhất 1 đơn hàng mua mang đi hoặc 1 bữa ăn ngoài, cắt bỏ hết mọi khoản mua sắm không cần thiết khác.
Sau một tháng tuân theo thử thách và nhận thức rõ hơn về những gì đã chi tiêu và tiết kiệm được, sau đây là những gì mà Melissa Petro đã học được.
1. Tự nấu ăn giúp tiết kiệm tiền, tránh lãng phí thực phẩm
Đúng như dự đoán, khoản tiết kiệm lớn nhất của Melissa Petro và gia đình đến từ việc tự nấu nhiều hơn và ăn ngoài hàng quán ít hơn. Trước đây, họ thường đi ăn ngoài 3 đến 4 lần một tuần và sẽ chi khoảng tiền đáng kể cho mỗi lần như vậy. Bằng cách cắt giảm mức này xuống còn 1 bữa 1 tuần, cả gia đình đã tiết kiệm được tới 600 USD trong tháng.
Bên cạnh đó, việc lãng phí thức ăn cũng được giải quyết vì sử dụng hết nguyên liệu trước khi chúng bị hư thối do không dùng kịp thời. Thức ăn thừa cũng được tận dụng và đồ ăn tại nhà hàng khi không ăn hết có thể dùng cho bữa tiếp theo ở nhà cũng giúp tiết kiệm một khoản kha khá.
2. Nếu không muốn tốn tiền mua sắm online, hãy giảm thời gian lướt web
Trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19, rất nhiều người có thói quen mua sắm trực tuyến. Melissa Petro thì thích mua hàng secondhand (đồ đã qua sử dụng), dù giá có thể rất rẻ chỉ tầm 100 – 200 ngàn cho một món trên Facebook Marketplace nhưng số tiền mua sắm này mỗi tháng thì rất lớn. Từ tháng 9/2021 đến tháng 1/2022, Melissa Petro đã chi trung bình hơn 400 USD mỗi tháng (gần 10 triệu) cho những món hàng đã qua sử dụng, bao gồm đồ thủ công, nội thất, giày dép…
Khi thực hiện thử thách tiết kiệm chi tiêu trên mọi khía cạnh, Melissa Petro đã không mua thứ gì trên trên Facebook Marketplace (thậm chí còn không xem hoặc đăng nhập vào trang web thương mại điện tử). Cuối cùng, điều này đã giúp tiết kiệm thêm vài trăm USD.
3. Ranh giới giữa chi tiêu cần thiết và chi tiêu tùy ý rất mong manh
Chúng ta thường phân chia các khoản chi tiêu thành cần thiết và không cần thiết, hợp lý hay không hoặc là “đôi khi” cần được chi tiêu theo mong muốn. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, ranh giới này rất chủ quan.
Ví dụ, bạn không có người giúp việc để trông con và việc chăm sóc em bé là trách nhiệm chính hàng ngày của bạn. Thế nhưng, có những người bạn bỗng không muốn ở nhà, muốn đi xem phim chẳng hạn và thuê người trông em bé cho buổi hôm đó. Khoản tiền đó là cần thiết hay không – rất khó để trả lời.
4. Theo dõi chi tiêu là một nhiệm vụ khó hơn tưởng tượng
Khoảng giữa tháng, Melissa Petro nhận ra rằng bản thân thậm chí đã không theo dõi việc chi tiền cho cà phê. Trước đây, cô luôn uống cà phê bên ngoài với giá khoảng 5 USD (hơn 100 ngàn) và không hề chú ý đến khoản tiền này. Những đồ uống hàng ngày theo thói quen nếu mua ngoài thực ra cũng rất tốn kém và chúng ta thường bỏ qua vì không nhớ tới hoặc cảm thấy không đáng kể.
5. Khó kiềm chế các khoản chi cho từ thiện và mua sắm
Ngoài việc không ăn ngoài, Melissa Petro không lường trước được rằng muốn tiết kiệm chi tiêu sẽ phải hy sinh thêm nhiều điều khác và việc từ bỏ thói quen, quy tắc tài chính cá nhân “thâm căn cố đế” trước đây khó như thế nào. Chẳng hạn, cô đã ngay lập tức chuyển tiền quyên góp cho những trẻ em khó khăn ngay khi thấy thông tin trên mạng xã hội hoặc mua đồ chơi nhỏ cho con.
6. Cho đi cũng có thể vui như mua hàng
Để bù đắp cho sự “mất mát” vì không thể tiếp tục mua sắm online, Melissa Petro đã tham gia vào nhóm trao đổi ở địa phương. Cô cảm thấy thật thú vị vì dù không nhận được quà tặng nào nhưng cô đã cho đi chiếc ghế ô tô thay vì ném nó vào thùng rác như mọi khi.
Kết quả, cô cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, vui vẻ và bớt đi thói quen nghiện mua sắm trước đó.
Tất cả những thử thách tiết kiệm chi tiêu không hề dễ nhưng nếu có thể nghiêm túc thực hiện, chắc hẳn bạn sẽ thấy rất nhiều điều bất ngờ và đồng thời bảo vệ tốt tài chính cá nhân.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/