|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tiền tiếp tục chảy về loạt startup đình đám của Việt Nam, có công ty nhận gần 50 triệu USD đầu tư chỉ sau một vòng gọi vốn

07:34 | 25/11/2021
Chia sẻ
Bất chấp đại dịch, nhiều startup Việt Nam vẫn gọi vốn thành công và ghi nhận nhiều bước tiến trong năm 2021.

Đầu năm nay, một báo cáo của Do Ventures và Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) chia sẻ nhiều thông tin về thực trạng startup Việt Nam gọi vốn giữa đại dịch. Báo cáo cho thấy số lượng các thương vụ đầu tư giai đoạn sớm với quy mô dưới 500.000 USD tăng 11% trong năm 2020 bấp chấp COVID-19.

Bước sang năm 2021, rất nhiều startup Việt Nam cũng đã gọi vốn thành công. Mới đây, chuyên trang về hệ sinh thái startup khu vực e27 đã công bố danh 26 startup Việt Nam đáng chú ý của năm 2021.

26 startup Việt Nam đáng chú ý nhất trong năm 2021 - Ảnh 1.

Startup Việt Nam vẫn tích cực gọi vốn giữa đại dịch. (Ảnh: Nikkei).

Bizzi

Hồi tháng 10, Bizzi, giải pháp tự động hoá xử lý hoá đơn ứng dụng AI, kêu gọi thành công 3 triệu USD trong vòng gọi vốn pre-series A do Money Forward dẫn dắt. Một số nhà đầu tư khác cũng tham gia vào vòng gọi vốn này có Do Ventures và Qualgro.

Với vòng đầu tư mới, Bizzi lên kế hoạch cải thiện các tính năng sản phẩm và mở rộng ra các thị trường khác tại Đông Nam Á.

Sky Mavis

Sky Mavis, công ty đứng đằng sau hiện tượng Axie Infinity, công bố vòng gọi vốn Series B với quy mô lên tới 152 triệu USD do Andreessen Horowitz (a16z) dẫn dắt. Accel Partners và Paradigm cũng tham gia vào vòng gọi vốn này.

Startup Việt Nam sẽ dùng số vốn mới để phát triển đội ngũ nhân sự toàn cầu, tăng quy mô hạ tầng và phát triển các nền tảng phân phối để hỗ trợ các nhà lập trình game ứng dụng blockchain.

Dutycast

Dutycast gọi vốn thành công từ VinaCapital Ventures hồi tháng 1. Dutycast là công ty phát triển ứng dụng mở rộng cho trình duyệt cho phép người dùng mua hàng trên toàn cầu một cách dễ dàng.

Thành lập vào năm 2020, Dutycast đặt mục tiêu cải thiện trải nghiệm mua hàng xuyên biên giới bằng cách cung cấp các thông tin bảo mật và minh bạch liên quan đến giá, thuế và các chi phí logistics có liên quan.

Mobicast

The Sherpa Company (một công ty trong hệ sinh thái của Masan) mua 70% cổ phần nhà mạng di động ảo Mobicast trong thương vụ 12,96 triệu USD hồi tháng 9.

Sau thương vụ này, Mobicast sẽ vận hành dưới thương hiệu Reddi và có thể tiếp cận tập người dùng là khách hàng của tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam này.

Clevai

Nền tảng giai sư Clevai nhận được 2,1 triệu USD vốn đầu tư trong vòng gọi vốn pre-series A do Altara Ventures dẫn dắt.

Clevai sẽ sử dụng vốn để cải thiện hạ tầng livestream và năng lực phát triển trải nghiệm học tập cá nhân hoá.

Coder School

Monk's Hill Ventures dẫn dắt vòng gọi vốn pre-series A trị giá 2,6 triệu USD vào startup đào tạo lập trình trực tuyến CoderSchool.

Số vốn sẽ được dùng để phát triển thêm học liệu và cải thiện hạ tầng công nghệ. Bên cạnh đó, CoderSchool cũng muốn tuyển thêm 35 nhân sự tư vấn vào quý 4/2022 để cải thiện hoạt động hỗ trợ trực tuyến

GlobalCare

Startup công nghệ bảo hiểm GlobalCare nhận được số vốn không công bố hồi tháng 9 từ VinaCapital Ventures.

Ra mắt vào năm 2017, GlobalCare cho phép các công ty công nghệ và đại lý bán bảo hiểm thông qua các ứng dụng trên nền tảng đám mây. GlobalCare đặt mục tiêu cung cấp khả năng quản lý dịch vụ toàn diện.

KiotViet

KiotViet nhận 45 triệu USD trong vòng Series B do KKR dẫn dắt hồi tháng 9. Một số nhà đầu tư khác cũng tham gia vào vòng gọi vốn này bao gồm Jungle Ventures và Kasikorn Bank.

KiotViet mong muốn tuyển dụng thêm nhiều nhân sự quốc tế để mở rộng các mảng kinh doanh mới và mở rộng ra các thị trường nước ngoài.

Vietcetera

Vietcetera nhận 2,7 triệu USD sau hau vòng gọi vốn thành công liên tiếp do North Base Media hồi tháng 8. Go Ventures (công ty đầu tư của Gojek), East Ventures, Summit Media, Genesia Ventures, Hustle Fund, và Z Venture Capital cũng tham gia đầu tư vào startup này.

Vietcetera lên kế hoạch ra mắt thêm nhiều chương trình và podcast mới nhắm đến đối tượng độc giả trung lưu ngày càng phát triển.

Medici

Công ty công nghệ sức khoẻ Medici nhận một số vốn không công bố trong vòng hạt giống (seed) do Insignia Ventures dẫn dắt hồi tháng 8.

Medici muốn mở rộng sang lĩnh vực bảo hiểm. Bằng cách này, Medici sẽ đóng vai trò là trung gian môi giới giữa công ty bảo hiểm và người dùng. Người dùng có thể nhận được gợi ý và hướng dẫn để đưa ra các quyết định tài chính thông minh.

Vuihoc

Hồi tháng 8, Do Ventures công bố đầu tư vào nền tảng giáo dục Vuihoc. Vuihoc sẽ dùng số vốn mới để cải thiện năng lực kỹ thuật, bổ sung thêm tính năng sản phẩm và nâng cao chất lượng học liệu.

Vuihoc hiện đang cung cấp hơn 150 khoa học, gần 9.000 bài giảng video và 240.000 bài tập.

Rever

Rever là một sàn môi giới bất động sản ứng dụng công nghệ. Hồi tháng 8, Rever công bố vòng gọi vốn 10,2 triệu USD từ Mekong Enterprise Fund IV (MEF IV).

Rever sẽ dùng số vốn mới để phát triển đội ngũ điều hành, cải thiện văn hoá doanh nghiệp và đẩy mạnh phát triển các tính năng công nghệ.

Loship

Loship kêu gọi được 12 triệu USD trong vòng gọi vốn pre-Series C do BAce Capital và Sun Kung Kai & Co dẫn dắt hồi tháng 8. Trước đó, hồi đầu năm nay, Loship cũng có vòng gọi vốn nổi tiếp (bridge) từ MetaPlanet.

VNLIFE

VNLIFE, công ty sở hữu nền tảng thanh toán VNPay, nhận được hơn 250 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B do General Atlantic và Dragoneer dẫn dắt. Với số vốn mới, VNLIFE đã chính thức trở thành kỳ lân thứ 2 của Việt Nam.

Kamereo

Kamereo cung cấp một nền tảng trực tuyến để các công ty trong ngành F&B có thể tối ưu hoạt động cung ứng và mua sắm. Công ty này gọi được 4,6 triệu USD trong vòng Series A do CPF Group, Quest Ventures, và Genesia Ventures dẫn dắt.

Kamereo chia sẻ sẽ dùng số vốn mới để mở rộng đội cũ và mở rộng vận hành ra Hà Nội vào năm tới trong khi đó xây dựng hệ thống quản trị nhà kho mới để tối ưu vận hành hàng ngày.

MoMo

Ứng dụng thanh toán MoMo thâu tóm startup địa phương Pique trong một thương vụ không được chia sẻ chi tiết hồi tháng 6. Với thương vụ này, MoMo có thể tiếp cận cơ sở dữ liệu 25 triệu người dùng của Pique để cải thiện sản phẩm của mình.

Infina

Ứng dụng đầu tư Infina công bố khoản đầu tư 2 triệu USD trong vòng hạt giống (seed). Infina muốn trở thành "ứng dụng Robinhood" tại Việt Nam.

HANET

HANET, startup cung cấp camera ứng dụng AI, nhận số tiền đầu tư không công bố từ G-Group Technology Corporation hồi tháng 6 ở định giá 5 triệu USD. Trong thông cáo báo chí, HANET sẽ dùng số tiền đầu tư mới để mở rộng ra toàn cầu.

SAMO Holding

SAMO Holding, công ty đứng sau nền tảng so sánh tài chính thebank.vn, nhận được 5 triệu USD vốn đầu tư trong vòng Series A do UOB Venture Management dấn dắt hồi tháng 10.

Với số vốn mới, SAMO Holding muốn mở rộng mạng lưới đại lý và cung cấp thêm nhiều dịch vụ tài chính đa dạng hơn.

Nano Technologies

Nano Technologies (Nano), một startup fintech cung cấp giải pháp ứng lương cho công nhân viên, gọi thành công 3 triệu USD trong vòng gọi vốn hồi tháng 5. Các nhà đầu tư tham gia bao gồm Golden Gate Ventures, Venturra Discovery, FEBE Ventures, Openspace Ventures, và Goodwater Capital.

POPS Worldwide

Công ty giải trí số POPS Worldwide lên kế hoạch kêu gọi 50 triệu USD trong vòng gọi vốn Series D vào cuối năm 2021. Số vốn này sẽ được dùng để mở rộng ra Đông Nam Á, bao gồm Philippines, đồng thời đẩy mạnh hiện diện tại Indonesia. Đến nay, POPS Worldwide đã có hoạt động tại nhiều thị trường Đông Nam Á quan trọng như Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Base.vn

FPT thâu tóm phần lớn cổ phần của Base.vn hồi tháng 5. Thời điểm đó, FPT và Base.vn công bố sẽ đẩy mạnh cung cấp hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện cho 800.000 doanh nghiệp.

Base.vn thành lập vào năm 2016 và hiện cung cấp hơn 20 giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp, tập trung vào 2 mảng năng suất và nhân sự.

POC Pharma

Pharmacy Online Concierge (POC) nhận 4,5 triệu USD đầu tư hồi tháng 4. POC giúp các bên tham gia vào lĩnh vực dược phẩm có thể số hoá tương tác của mình và tăng cường hợp tác.

Homebase

Hồi tháng 3, Homebase trở thành startup đầu tiên tại Việt Nam được nhận vào chương trình vườn ươm nổi tiếng Y Combinator. Homebase là một startup trong lĩnh vực công nghệ bất động sản (protech) tại Việt Nam.

ELSA

ELSA, ứng dụng di động sử dụng AI và công nghệ nhận diện giọng nói để giúp người dùng cải thiện khả năng nói tiếng Anh, nhận 15 triệu USD đầu tư hồi tháng 1.

Số vốn mới được dùng để tăng cương hoạt động nghiên cứu và phát triển, tăng quy mô nền tảng B2B và tuyển dụng thêm nhiều tài năng mới.

Sipher

Hồi tháng 10, studio game blockchain Sipher hoàn thành vòng gọi vốn hạt giống (seed) với quy mô 6,8 triệu USD.

Sipher vừa được sáng lập vào đầu năm bởi ông Nguyễn Trung Tín. Ông Tín đồng thời là CEO công ty bất động sản Trung Thuỷ Group và người đồng sáng lập của dịch vụ không gian làm việc chung Dreamplex.

Sipher đặt mục tiêu hợp nhất công nghệ blockchain cho các tác phẩm nghệ thuật, nghệ thuật kể chuyện và trò chơi nhiều người chơi ứng dụng công nghệ tài chính phi tập trung. Sipher cũng lên kế hoạch phát triển hệ sinh thái nơi người dùng có thể chơi để giải trí song cũng có thể được nhận thưởng.

Nam Khánh

[LIVE] ĐHĐCĐ Vincom Retail: Lãi 1.080 tỷ đồng trong quý I, lãnh đạo khẳng định không đổi tên khi xuất hiện cổ đông mới
Năm 2024, ban lãnh đạo Vincom Retail trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.420 tỷ đồng.