Tiền ảo Bitcoin vào nghị trường Quốc hội
Chính phủ cần sớm có lời giải với tiền ảo Bitcoin
Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng nay, nhân nhắc đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tác động mạnh đến Việt Nam, nền kinh tế có năng suất thấp, cũng không có những tập đoàn, công ty thuộc loại top đầu thế giới, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) đã nói về đồng tiền ảo Bitcoin và sự kiện Đại học FPT dự kiến thu học phí của sinh viên nước ngoài bằng tiền ảo nhưng đã bị Ngân hàng Nhà nước tuýt còi.
“Bitcoin và tiền điện tử đang trở thành một chủ đề rất nóng trong giới tài chính nói riêng và trong toàn xã hội nói chung. Được biết Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án Hoàn chỉnh khung pháp lý để quản lý và xử lý các tài sản ảo, tiền ảo và tiền điện tử, tôi mong Chính phủ cần phải tìm lời giải sớm trong bối cảnh hoạt động mua bán, trao đổi tiền ảo đang diễn ra nhộn nhịp”, đại biểu Lê Công Nhường nói.
Đại biểu Quốc hội Lê Công Nhường (Bình Định). |
Cũng theo vị đại biểu này, một số nước đã công nhận Bitcoin là phương tiện thanh toán như Nhật Bản, Phần Lan. Vì vậy, đại biểu Lê Công Nhường đã “kiến nghị Chính phủ nên chấp thuận cho FPT triển khai thí điểm đối với sinh viên nước ngoài và trong một thời gian nhất định giúp xây dựng một đề án có thực tế và tốt hơn”.
Liên quan đến tiền ảo Bitcoin, trước đó khi thảo luận tại tổ, đại biểu Phạm Phú Quốc (TP.HCM) cũng đã đề xuất Việt Nam sớm luật hóa giao dịch Bitcoin, để giám sát giao dịch dân sự đã tồn tại thực tế, và có thể thu thuế.
Theo đại biểu Phạm Phú Quốc, thực tế các giao dịch mua bán Bitcoin vẫn diễn ra, dù có hay không có luật. Chỉ cần một cú nhấp chuột, người Việt Nam có thể thực hiện việc mua bán đồng tiền ảo này và giao dịch chuyển tiền rất nhanh chóng, dễ dàng.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa công nhận Bitcoin là một loại tiền tệ có chức năng thanh toán, nhưng không cấm việc mua bán, sở hữu dưới dạng tài sản ảo, người dân có thể mua và sở hữu Bitcoin.
Lo “lấm lưng” ở chợ khu vực
Trong khi đó, liên quan đến tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đại biểu Lê Công Nhường cho rằng, cuộc cách mạng này sẽ quyết định khoảng cách công nghệ và thu nhập giữa Việt Nam và các nước tùy, thuộc vào chúng ta có tận dụng được cơ hội, lợi thế của người đi sau hay không.
Còn đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) thì nhấn mạnh những thách thức của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
“Việc giải cứu thịt heo vừa qua cho thấy chúng ta đang ‘lấm lưng’ như thế nào trên chợ khu vực, nhiều điểm yếu được bộc lộ, thiếu thông tin, phương thức sản xuất - kinh doanh manh mún... Nhìn sang nước bạn thấy rõ một quả táo dù bán ở ngóc ngách nào trên trái đất này thì người chỉ với một chiếc smartphone có thể tìm chủ, thời điểm thu hoạch, số lần phun thuốc... Còn chúng ta thì ngơ ngác trong một sân chơi toàn cầu với sự chi phối mạnh từ cuộc cách mạng công nghệ đến người chơi và cả luật chơi”, đại biểu Nguyễn Phi Thường nói.
Theo vị đại biểu này, công nghệ đang làm thay đổi xã hội nhanh chóng, các chuẩn mực, các giá trị và các trật tự đều có thể được công nghệ biến đổi khôn lường.
Nhưng Việt Nam đang đứng đâu trong cuộc cách mạng lần thứ 4? Đặt câu hỏi như vậy, vị đại biểu này cho rằng, khó khăn là rất lớn, nhưng cơ hội cũng mở ra.
“Những người Việt biết tận dụng sức mạnh của cách mạng 4.0 truy cập thế giới số, dùng sản phẩm công nghệ có thể làm giàu, có thể kinh doanh nhờ cung cấp từ xa cho khách hàng khắp thế giới sản phẩm, dịch vụ tiện lợi, như đặt chỗ, mua bán, thanh toán, vận tải”, đại biểu Nguyễn Phi Thường nói.
Vị này còn thẳng thắn rằng: “Hãy học cách Uber làm vận tải thông minh bằng cách kết hợp công nghệ và kinh tế”. Và cho biết, ở một số lĩnh vực, thế giới đã tiến rất xa như tài chính - ngân hàng, năng lượng, giao thông - vận tải... Do vậy, Chính phủ nên hỗ trợ đi tắt đón đầu, đầu tư tiếp cận thẳng công nghệ 4.0 thay vì để các cơ quan, doanh nghiệp tự mày mò nghiên cứu.
Bitcoin thâm nhập vào Việt Nam như thế nào?
Chưa bao giờ sức nóng của bitcoin hiện diện nhiều như hiện nay. Số liệu từ Google Trends cho thấy rằng từ khóa “bitcoin” và ... |