Các “ông lớn” của thương mại thế giới đã nhóm họp ở Geneva, Thụy Sỹ nhằm thiết lập danh mục các sản phẩm thân thiện với môi trường có thể được xóa bỏ hay cắt giảm thuế.
Cho rằng không cần quá lo lắng về việc TPP không thông qua sẽ làm giảm áp lực cải cách trong nước, TS Cấn Văn Lực nhận định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng yêu cầu về mặt thể chế không kém và đụng chạm vào những lĩnh vực nhạy cảm của Việt Nam.
Nếu đi đúng lộ trình cải cách sẽ tăng cường các yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Đổi lại, nền kinh tế sẽ không dễ bị ảnh hưởng trước những cú sốc bên ngoài.
Dự kiến, trong cả năm nay, tăng trưởng ngành nông nghiệp có thể đạt từ 1,2-1,4% và giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 31 tỷ USD, thặng dư 8 tỷ USD.
“Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng để có sự cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử… lại phải giải quyết hàng loạt vấn đề hóc búa cả ở tầm luật pháp, thực thi pháp luật, hành xử của doanh nghiệp và chắc chắn không thể thiếu được sự đóng góp bằng thái độ tích cực của người tiêu dùng”.
Việt Nam được coi là trụ cột trong chính sách hướng đông của Ấn Độ. Tính đến cuối năm 2015, Ấn Độ đã có 118 dự án đầu tư tại Việt Nam, với vốn đăng ký 439 triệu USD, đứng thứ 28/62 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam.
Hiệp định được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương lên tới 10-12 tỷ USD vào năm 2020, mở ra những tuyến đường mới kết nối kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước EAEU.
Theo Bộ trưởng Thương mại và đặc trách EU của Thụy Điển Ann Linde, hiệp định EVFTA sẽ giúp Việt Nam thành công trong hội nhập sâu rộng như một nền kinh tế thị trường vào nền kinh tế toàn cầu.
Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục tăng nhanh chóng cả về số lượng, quy mô và địa bàn đầu tư... Riêng 6 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc có 127 dự án đầu tư mới tại Việt Nam với tổng vốn đạt gần 538 triệu USD.
Hôm qua, Hàn Quốc đã có một chiến thắng lớn tại toà phúc thẩm thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong nỗ lực bãi bỏ thuế chống trợ cấp của Mỹ lên các mặt hàng máy giặt của Hàn Quốc.
Kinh tế toàn cầu đang bị đe dọa bởi tình trạng bảo hộ gia tăng và những nguy cơ tới từ các thị trường tài chính có đòn bẩy cao, Reuters dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu mở màn phiên họp thượng đỉnh 2 ngày của lãnh đạo các nền kinh tế G20.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.