Thương hiệu CEO: Phương pháp quảng cáo phi truyền thống của doanh nghiệp
Bí quyết khiến khách 'không đói mà vẫn muốn ăn' của thương hiệu bánh mì Chim Chạy |
Phương thức marketing 0 đồng
Kinh doanh vốn không gói gọn trong mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng (B2C), doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) mà ở sự kết nối giữa người với người (H2H). Và sự kết nối ấy, có tầm ảnh hưởng tối thượng: xây dựng niềm tin.
Khi CEO hoạt động như một nhà lãnh đạo tư tưởng, họ truyền tải thông điệp cho khách hàng thông qua các cuộc trò chuyện, diễn thuyết hay chỉ là một phỏng vấn với báo chí đơn thuần. Theo cách ấy, hình ảnh doanh nghiệp hiện lên một cách “đầy giả định” nhưng lại vô cùng thuyết phục.
Khi nghe cách Steve Jobs nói về Iphone 3, cách Jack Ma nói về Alibaba hay Jeff Bezos nói về Amazon…, mọi khách hàng đều nhìn thấy tương lai của điện thoại thông minh, một “chân trời” việc làm hay cơ hội mua sắm mọi thứ trên toàn thế giới… Và khi đó, mọi “viễn cảnh” xuất phát từ CEO giúp thúc đẩy doanh thu và thậm chí, có thể xây dựng một di sản cho doanh nghiệp.
Elon Musk là ví dụ điển hình của việc quảng cáo doanh nghiệp đương đại thông qua hình ảnh của người đứng đầu. Tên của vị CEO này gắn liền với “sự đổi mới” và Telsa cũng nhờ đó gắn chặt với hình ảnh của một doanh nghiệp luôn muốn “tiến lên phía trước”.
Thực tế, Tesla không có ngân sách quảng cáo “hào phóng” trong khi các nhà sản xuất ô tô khác thường chi hàng tỷ USD cho quảng cáo. Elon Musk dùng chính bản thân để gây dựng hình ảnh cho Telsa thông qua sự điên cuồng làm việc, khả năng thuyết trình trên các phương tiện truyền thông xã hội, tạo ra SpaceX để đưa con người lên vũ trụ.
Thậm chí, phát minh thành công Tesla Roadster – siêu xe điện được mệnh danh là “kẻ hạ gục xe hơi chạy xăng”, Elon Musk liên tục chứng minh: cách làm việc cực đoan tạo nên ý tưởng đột phá. Telsa trong mắt công chúng, cũng vì thế, giá trị hơn và mang tầm vóc của một doanh nghiệp luôn “đi trước thời đại”.
Tuy nhiên, khó có nhiều người có thể đạt được thành công như “kẻ lập dị” Elon Musk nhưng với các chiến lược “thực tế hơn”, các CEO hoàn toàn có thể tạo ra một hình ảnh nhà lãnh đạo đầy thuyết phục.
Guồng máy bất tử tạo nên lợi nhuận
“Sức khoẻ doanh nghiệp” thường được đánh giá dựa trên hai tiêu chí: tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Sự thành công của CEO, cũng vì thế, phải hoàn thành hai việc cơ bản: điều hành hoạt động của doanh nghiệp theo cách hiệu quả nhất và tối ưu hoá quá trình đầu tư số tiền tạo ra từ các hoạt động ấy.
Xét trên phương diện thu hút đầu tư, trước khi quyết định “rót vốn” vào một công ty nào đó, nhà đầu tư sẽ quan tâm nhất tới mức tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên với một công ty lớn, một nhân tố rất quan trọng là CEO hay người đứng đầu công ty đó.
Tương hiệu và bản lĩnh riêng của CEO sẽ quyết định tới 44% giá trị của cả doanh nghiệp. |
Tạp chí Forbes đánh giá, thương hiệu và bản lĩnh riêng của CEO sẽ quyết định tới 44% giá trị của cả doanh nghiệp. Bởi khi nhắc tới một thương hiệu, hầu hết khách hàng sẽ nghĩ ngay đến một “gương mặt đại diện”.
Các CEO thành công thường được hình dung là những người có sức hút đặc biệt, luôn đưa ra các quyết sách táo bạo… nhưng thực tế, CEO giống như “vận động viên chuyên nghiệp”, cạnh tranh trong một môi trường thiên nhiều về “định lượng”.
Tuy nhiên, để đánh giá khả năng của một CEO, điều quan trọng không phải là tỷ suất lợi nhuận tuyệt đối, mà là lợi nhuận so với những doanh nghiệp đồng hạng và với thị trường. Với biệt tài phân bổ nguồn vốn, các CEO có thể tạo ra các chiến lược kinh doanh với lợi nhuận “bất tử”. Đó mới sự đánh giá tối thượng cho tầm vóc của một CEO.
Đó chính là lý do vì sao, các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn lớn hiểu rằng, xây dựng thương hiệu cá nhân cũng là một giải pháp tốt để nâng tầm doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng thương hiệu cá nhân dần bắt đầu trở thành một xu hướng.
Thậm chí, theo nghiên cứu của hai nhà kinh tế học tại Mỹ - Joseph Halford và Hung Chia Hsu, CEO có gương mặt ưa nhìn có thể gây ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu và tạo lợi thế cho công ty trong những thương vụ M&A. Hầu hết các doanh nghiệp Mỹ thành công đều xây dựng thương hiệu cá nhân cho các lãnh đạo công ty.
“Người Mỹ nhận ra rằng, thương hiệu của CEO tạo cho doanh nghiệp những cơ hội mới nhờ mối quan hệ uy tín. Hơn nữa, những doanh nghiệp có lãnh đạo giỏi sẽ tạo được lòng tin, sự đồng thuận của toàn thể nhân viên trong công ty, tạo nên sức mạnh nội bộ doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển bền vững”, nghiên cứu này chỉ rõ.
Warren Buffett, Steve Jobs hay Bill Gates, như vừa kể trên, có thể là những ví dụ điển hình của khả năng sản sinh lợi nhuận bất từ cho doanh nghiệp. Warren Buffett luôn được gắn với những thương vụ mua bán đình đám. Với Steve Jobs là những “bước tiến chóng mặt” về công nghệ. Còn Bill Gates, ngay cả khi không còn nắm quyền điều hành Microsoft, thì tên tuổi của ông vẫn gắn liền với tập đoàn phần mềm hàng đầu thế giới này.
Xem thêm |