|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thống đốc Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu Ngân hàng giai đoạn 2016 – 2020

07:06 | 22/07/2017
Chia sẻ
Thống đốc Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng. Chủ tịch Vietcombank, VietinBank, Agribank và Tổng giám đốc BIDV làm thành viên. 

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Lê Minh Hưng vừa ký Quyết định số 1403/QĐ-NHNN ngày 5/7/2017 về việc thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng.

Trước đó, tháng 6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của hệ thống tín dụng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ là Phó Trưởng Ban thường trực, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng là Phó Trưởng Ban, ngoài ra còn có lãnh đạo của các Bộ, Ban, ngành khác.

Vì vậy, trên cơ sở các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, Thống đốc NHNN quyết định thành lập Ban chỉ đạo Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu của NHNN.

thong doc le minh hung lam truong ban chi dao xu ly no xau ngan hang giai doan 2016 2020
Thống đốc Lê Minh Hưng là trưởng Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng. (Ảnh: Khánh Hưng).

Thành phần cụ thể như sau:

1. Ông Lê Minh Hưng – Thống đốc NHNN: Trưởng ban

2. Ông Nguyễn Kim Anh – Phó Thống đốc NHNN: Phó Trưởng ban Thường trực

3. Ông Nguyễn Văn Hưng – Phó Chánh Thanh tra giám sát Phụ trách CQ Thanh tra, giám sát NHNN: Phó Trưởng ban

4. Ông Đoàn Thái Sơn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế: Phó Trưởng ban

5. Ông Nguyễn Văn Du – Chánh Văn phòng NHNN: Thành viên

6. Ông Nguyễn Văn Thạnh – Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ: Thành viên

7. Ông Nguyễn Tuấn Anh – Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán: Thành viên

8. Ông Nguyễn Ngọc Cảnh – Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối: Thành viên

9. Ông Tô Huy Vũ – Vụ trưởng Vụ Dự báo Thống kê: Thành viên

10. Ông Nguyễn Quốc Hùng – Vụ trưởng Vụ Tín dụng: Thành viên

11. Ông Nguyễn Đức Long – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ: Thành viên

12. Bà Lê Thị Thúy Sen – Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông: Thành viên

13. Ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: Thành viên

14. Ông Nguyễn Văn Thắng – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: Thành viên

15. Ông Trịnh Ngọc Khánh – Chủ tịch Hội đồng Thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: Thành viên

16. Ông Phan Đức Tú – Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Thành viên.

Ban chỉ đạo Cơ cấu lại các TCTD làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và có 6 nhiệm vụ sau:

1. Tham mưu cho Thống đốc thực hiện nhiệm vụ của Phó Trưởng ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các TCTD với vai trò là cơ quan thường trực của Ban do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

2. Tham mưu cho Thống đốc chỉ đạo triển khai các giải pháp cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Tham mưu cho Thống đốc quyết định phương hướng, giải pháp xử lý những vấn đề quan trọng, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đề án.

4. Tham mưu cho Thống đốc chỉ đạo các Vụ, Cục, cơ quan liên quan thuộc NHNN xử lý các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của các Vụ, Cục và các cơ quan liên quan.

5. Tham mưu cho Thống đốc thông qua các đề án, phương án cơ cấu lại các TCTD yếu kém.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN

Bên cạnh đó, Thống đốc cũng quyết định thành lập Tiểu ban chỉ đạo xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng với các Trưởng, Phó Trưởng tiểu ban cùng 10 thành viên:

1. Ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc NHNN: Trưởng tiểu ban

2. Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh Thanh tra phụ trách CQ Thanh tra, giám sát ngân hàng: Phó Trưởng tiểu ban thường trực

3. Ông Đoàn Thái Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế: Phó Trưởng tiểu ban

Tiểu ban chỉ đạo xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng thực hiện chế độ kiêm nhiệm với 4 nhiệm vụ sau:

1. Tham mưu Thống đốc NHNN chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ các nội dung để tổ chức thực hiện Nghị quyết 42, báo cáo Quốc hội kết quả xử lý nợ xấu hàng năm, báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Nghị quyết 42 tại cuộc họp đầu năm 2022 và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo.

2. Tham mưu Thống đốc chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ của NHNN trong việc chỉ đạo, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 42.

3. Tham mưu cho Thống đốc chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai giải pháp để hạn chế nợ xấu.

4. Tham mưu cho Thống đốc chỉ đạo các đơn vị thuộc NHNN xử lý các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu.

Văn bản cũng nêu rõ: Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo và Tiểu ban xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng. Quy chế của Ban chỉ đạo do Thống đốc quyết định theo đề nghị của cơ quan thường trực.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, Ban chỉ đạo và Tiểu ban giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Thoa Lê

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.