Top10 tăng giảm tuần 20 – 24/2 chứng kiến nhiều cổ phiếu thị giá nhỏ nổi sóng như AMD, HQC, SCR. Chiều ngược lại, hai cổ phiếu vốn hóa lớn nhóm bất động sản giảm sâu là NLG và DXG.
Trong tuần chứng khoán Việt Nam rơi xuống dưới ngưỡng 1.050 điểm, giá trị giao dịch trên sàn HOSE, HNX đều tăng mạnh so vói tuần trước đó. Dưới đây là thống kê tổng hợp thị trường giao dịch tuần 20 - 24/2.
Thị trường quay trở lại đà điều chỉnh trong tuần qua với mức giảm vừa phải, nhưng thanh khoản có sự gia tăng rõ nét thể hiện việc áp lực bán là tương đối mạnh. Giới phân tích nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn đối diện với nhiều rủi ro vì đang thiếu thông tin tích cực, trong khi thông tin tiêu cực xuất hiện nhiều ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư.
23/27 mã cổ phiếu ngân hàng giảm giá trong tuần qua, trong đó NVB giảm mạnh nhất với mức -7,2%. Dragon Capital đã mua vào 4 triệu cp ACB thông qua các quỹ thành viên.
Ngày 25/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành điều tra vụ án “Cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán” xảy ra tại Công ty Cổ phần tập đoàn Tiến Bộ (Mã: TTB).
Việc thị trường trong nước điều chỉnh giảm trong tuần vừa qua có thể do yếu tố nội tại hơn là đến từ sự tác động của thị trường chứng khoán thế giới. Trong đó, một trong các lực cản khiến thị trường trượt dốc là việc khối ngoại bán ròng mạnh. Tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài đảo chiều bán ròng cả 5 phiên trên HOSE với tổng giá trị hơn 1.400 tỷ đồng.
Trong phiên hôm nay (25/2), khối tự doanh công ty chứng khoán bán ròng 302,5 tỷ đồng tổng cổ phiếu trên thị trường trong khi mua ròng 98,4 tỷ đồng chứng chỉ quỹ, chứng quyền trên sàn HOSE.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận đăng ký giao dịch 710 triệu cổ phiếu FLC tại thị trường UPCoM nhưng lập tức đình chỉ giao dịch vì Tập đoàn FLC đang vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.
Các bluechip ngân hàng đảo chiều giảm trong phiên hôm nay và đà phần ghi nhận biên độ trên 2% như ACB (-3,1%), HDB (-3%), CTG (-2,6%), MBB (-2,5%), TCB (-2,5%)…
VN-Index khép lại một tuần giao dịch với 4/5 phiên giảm. Sắc xanh hồi phục trong phiên đầu tuần hoàn toàn bị xóa nhòa bởi chuỗi phiên giảm điểm sau đó. Tính chung cả tuần, chỉ số chính sàn HOSE mất gần 20 điểm, tương đương giảm 1,86% so với tuần trước đó.
Cổ phiếu FLC đã bị hủy niêm yết khỏi sàn HOSE và đang chờ xem có được đăng ký giao dịch ở thị trường UPCoM hay không. Vấn đề mấu chốt là Tập đoàn FLC phải sớm tháo gỡ nút thắt liên quan tới báo cáo tài chính kiểm toán và khắc phục vi phạm về công bố thông tin.
Một đặc điểm ở năm 2023 là sự quan tâm đến từ các nhà đầu tư Mỹ tới thị trường Việt Nam đang ngày càng nhiều dù số lượng chưa tăng. Đây có thể là một điểm đặc biệt trong năm nay mà nhà đầu tư có thể đón chờ xem liệu họ có thể chuyển sự quan tâm thành hành động hay không.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, khả năng hồi phục của VN30-Index có thể tiếp diễn trong phiên giao dịch tiếp theo, tuy nhiên cần lưu ý sức ép từ vùng cản 1.060 – 1.065 điểm.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho thấy thị trường có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, nhưng rủi ro ngắn hạn đã có dấu hiệu tăng và các nhà đầu tư đã có dấu hiệu thận trọng trở lại với diễn biến thị trường hiện tại.