|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thịt heo nhập khẩu hết thời vì nguồn cung trong nước dồi dào, sức mua yếu

14:23 | 04/03/2022
Chia sẻ
Nhập khẩu thịt heo liên tục giảm mạnh kể từ tháng 8/2021. Cục Xuất nhập khẩu cho rằng nhập khẩu thịt sẽ khó tăng đột biến trong năm 2022 vì sức mua giảm, dịch vụ ăn uống ngoài gia đình phục hồi chậm, nguồn cung dư thừa.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết tháng 1, Việt Nam nhập khẩu 11 nghìn tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 23,5 triệu USD, giảm 27 về lượng và giảm 27% về trị giá so với tháng 12/2021. Như vậy, nhập khẩu thịt heo liên tục lao dốc kể từ tháng 8/2021.

Giá thịt heo nhập khẩu khoảng 2.203 USD/tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam nhập khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 20 thị trường, trong đó Brazil chiếm 40%; Nga chiếm 22% và Đức chiếm 13%...

Cục Xuất nhập khẩu nhận định nhu cầu nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt sẽ khó tăng đột biến trong năm 2022 vì sức mua giảm, dịch vụ ăn uống ngoài gia đình phục hồi chậm, nguồn cung dư thừa.

Ngoài ra, việc chuỗi cung ứng đứt gãy, kèm theo chi phí vận chuyển tăng cũng kìm hãm nhập khẩu thịt trong năm 2022.

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khiến tiêu thụ thịt heo trong nước cũng không mấy khả quan, giá heo hơi giảm mạnh.

Thịt heo nhập khẩu 'hết thời' vì nguồn cung trong nước dồi dào, sức mua yếu - Ảnh 1.

(Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu)

Cụ thể, sau Tết Nguyên đán, giá heo hơi ba miền giảm 4.000 – 6.000 đồng/kg, dao động 50.000 – 55.000 đồng/kg.

Nguyên nhân là hoạt động ở các nhà hàng, trường học bếp ăn tập thể... chưa phục hồi trong khi sản lượng heo vẫn liên tục phục hồi, cung vượt cầu.

Hiện cả nước có khoảng 28 triệu con heo; trong đó, đàn heo thịt cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; đặc biệt 16 doanh nghiệp lớn vẫn duy trì khoảng 6,5 triệu con heo thịt, cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước.

Cục Xuất nhập khẩu nhận định năm 2022, thị trường chăn nuôi sẽ tiếp tục khó khăn bởi yếu tố dịch COVID-19 và dịch tả heo châu Phi vẫn phức tạp. Đồng thời, chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao.

Hoàng Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.