|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Thiếu dự án bàn giao, tốc độ tăng trưởng kinh doanh của ngành BĐS 2019 bị kìm hãm

11:49 | 24/01/2019
Chia sẻ
BSC dự báo, tốc độ tăng trưởng kết quả kinh doanh của ngành BĐS sẽ chậm lại so với năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu các dự án bàn giao trong năm 2019 – 2020, tăng trưởng lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận bất thường.
thieu du an ban giao toc do tang truong kinh doanh cua nganh bds 2019 bi kim ham Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với Việt kiều
thieu du an ban giao toc do tang truong kinh doanh cua nganh bds 2019 bi kim ham 'Ách' việc cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở cho người nước ngoài

Tâm lý vay nợ để mua nhà của tầng lớp trung lưu tăng nhanh

Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dẫn nghiên cứu từ Brookings institute cho biết, tầng lớp trung lưu tăng mạnh ở khu vực Châu Á trong những năm gần đây.

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu cao nhất trong khu vực, với mức tăng trưởng 14,5% trong giai đoạn 2005 - 2015 và được báo sẽ tăng 18,5% trong giai đoạn 2016 - 2020. Trung tâm nghiên cứu người tiêu dùng và khách hàng cho rằng tầng lớp trung lưu và giàu có của Việt Nam là những người có thu nhập trung bình từ 714 USD/tháng (khoảng 16,3 triệu đồng/tháng) trở lên.

thieu du an ban giao toc do tang truong kinh doanh cua nganh bds 2019 bi kim ham
Nhà ở và dịch vụ nhà ở tăng trưởng nhanh do thu nhập dân cư tăng, số lượng chủ sở hữu nhà sẽ tăng khoảng 21% trong giai đoạn 2017 - 2030. (Ảnh minh họa: VnExpress)

Theo nghiên cứu của Euromonitor, xu thế tiêu dùng của Việt nam có sự tăng trưởng mạnh. Giai đoạn 2012 - 2017, ngành khách sạn và ăn uống là nhóm có tỷ trọng tiêu dùng tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ hơn 10%, tiếp đến là chi tiêu cho nhà ở (+8%) và quần áo, giày dép (+7%).

Đơn vị này cũng nhận định, kết quả nói trên là do thành phần dân số Việt Nam có hơn 34% người tiêu dùng trong độ tuổi 21 - 34. Giới trẻ Việt có xu hướng thích trải nghiệm, khám phá, đi du lịch, ít tiết kiệm hơn so với thế hệ trước, họ chi tiêu nhiều hơn vào các hoạt động du lịch và thưởng thức các bữa ăn bên ngoài, giúp nhu cầu khách sạn và ăn uống tăng đáng kể. Các mặt hàng thiết yếu như nhà ở, thực phẩm, đồ uống không cồn, quần áo giày dép cũng đứng đầu nhóm tăng trưởng mạnh do chi tiêu nhu cầu cơ bản được ưu tiên hàng đầu.

BSC tiếp tục dẫn dự báo của Euromonitor trong giai đoạn 2018-2030, sự tăng trưởng mạnh của tầng lớp trung lưu sẽ tiếp tục là động lực chính ảnh hướng đến xu hướng tiêu dùng. Các nhóm tiêu dùng có tốc độ phát triển nhất ở Việt Nam là: vận tải (+6%), giải trí (+5%), truyền thông (+4.8%), đồ dùng gia dụng và dịch vụ nhà ở (+4.7%), nhà ở (+4.6%), y tế và dịch vụ sức khỏe (+4.3%).

Nhà ở và dịch vụ nhà ở tăng trưởng nhanh do thu nhập dân cư tăng, cho phép nhiều người tiêu dùng có điều kiện mua nhà. Số lượng chủ sở hữu nhà sẽ tăng khoảng 21% trong giai đoạn 2017 - 2030. Ngoài ra, tâm lý vay nợ của tầng lớp trung lưu trẻ để sở hữu và sử dụng các dịch vụ nhà ở cũng tăng nhanh. Năm 2018 so với năm 2013, dư nợ cho vay mua nhà đã tăng hơn 2,3 lần.

Thiếu dự án bàn giao trong năm 2019-2020 "kìm" tốc độ tăng trưởng kết quả kinh doanh của ngành BĐS

Trong báo cáo của mình, BSC cũng dự báo, tốc độ tăng trưởng kết quả kinh doanh của ngành BĐS sẽ chậm lại so với năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu các dự án bàn giao trong năm 2019 – 2020, tăng trưởng lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận bất thường (chủ yếu đến từ việc chuyển nhượng dự án) và lãi suất cho vay dự báo tăng trong khi tín dụng tiếp tục được siết chặt.

Thay vì việc mở bán vào cuối năm 2018 như kế hoạch trước đó, nhiều dự án đã dời tiến độ mở bán qua năm 2019 vì các vấn đề liên quan đến pháp lý. Một số dự án trong số đó là: Vincity Grand Park tại quận 9, Gem Riverside, Hermosa hay Akira City (đều dời sang quý I hoặc quý II/2019)…

BSC dự báo, trong vài năm tới, BĐS vẫn là một trong những ngành có tiềm năng tăng trưởng cao, đặc biệt là ở phân khúc trung cấp và bình dân.

Xem thêm

N. Lê