|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Thị trường smartphone: Khoảng cách giữa Apple và Samsung với phần còn lại ngày càng lớn, LG đã đúng khi sớm rời đi

13:45 | 19/04/2022
Chia sẻ
LG đã sớm nhận ra việc để người dùng tiếp cận các dòng sản phẩm smartphone mới là rất khó, đặc biệt là khi khoảng cách giữa Apple và Samsung với phần còn lại ngày càng lớn, nên họ đã sớm rời đi.

Thị trường điện thoại thông minh không còn giữ được độ nóng như trước đây. “Cục gạch” mà bạn mang theo bên người không giống như một thiết bị trong tương lai, mà gần như đã trở thành một sản phẩm thiết yếu, theo Android Police.

Motorola thế chỗ LG

Khi người tiêu dùng đã hòa nhập vào hệ sinh thái và có sự trung thành nhất định với một thương hiệu, sự cạnh tranh trên thị trường điện thoại thông minh ngày càng bị thu hẹp. Trong khi các khu vực như Trung Quốc và Ấn Độ tràn ngập các thương hiệu mới, thì Bắc Mỹ và ở mức độ thấp hơn là Châu Âu, chỉ có một số ít công ty được người tiêu dùng ưa chuộng. Các thương hiệu mới gần như không có khả năng tiếp cận người dùng.

Tháng 4 đánh dấu một năm LG rút khỏi thị trường điện thoại di động. Dù doanh số bán những chiếc flagships của công ty đã chững lại trong nhiều năm, nhưng LG cũng từng có thời kỳ đạt được thành công vang dội. Việc LG rời đi đã để lại một lỗ hổng lớn ở thị trường Bắc Mỹ.

Không có bất kỳ chiếc điện thoại K-series nào trong tương lai được xếp hàng trong các tủ kính trưng bày của nhà cung cấp dịch vụ địa phương tại Bắc Mỹ, thay vào đó là những chiếc điện thoại khác.

Motorola thế chỗ LG tại Mỹ. (Ảnh: Android Police).

LG rời đi, người thế chân là Motorola. Mặc dù công ty đã quay trở lại với các dòng điện thoại mới trong đầu năm nay, hãng vẫn chủ yếu bán các thiết bị dòng G giá dưới 500 USD.

Motorola đã có thể tiếp quản thị trường, vươn lên vị trí thứ ba tại Mỹ sau gần một năm kể từ thời điểm LG lặng lẽ biến mất. Thậm chí, đối với thị trường điện thoại giá rẻ tốt nhất (dưới 400 USD), Motorola còn xếp thứ hai trong khu vực.

Thị trường smartphone ngày càng phân hóa rõ ràng, cạnh tranh bó hẹp

Nhìn vào thị phần bán hàng tại Mỹ, việc Motorola được xếp thứ ba diễn ra vào tháng 4/2021, cùng thời điểm LG đóng cửa bộ phận di động của mình. Những thiết bị cầm tay cuối cùng của LG trên các kệ hàng BestBuy cũng đã biến mất.

Đối với dòng sản phẩm cao cấp thì sao? Ngay từ thời hoàng kim, LG cũng không phải cái tên lớn của phân khúc này, nhưng sự vắng mặt của hãng vẫn có thể cảm nhận được khi so sánh các flagship hiện nay như Galaxy S22 và Google Pixel 6.

LG mất tích trên thị trường là một dấu hiệu khác cho thấy sự lựa chọn điện thoại đang dần cạn kiệt, đặc biệt là ở Mỹ. Doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu là bằng chứng rõ ràng nhất cho điều này. Apple và Samsung hiện đang dẫn đầu bảng xếp hạng. Những cái tên còn lại trong top 5 lần lượt là Xiaomi, Oppo và Vivo, ba nhà sản xuất của Trung Quốc. Dù vậy, tại thị trường Mỹ, Oppo (bao gồm OnePlus), Xiaomi và Vivo không có kênh bán hàng. Tất cả cái tên còn lại, bao gồm Motorola, đều được xếp vào nhóm “nhà sản xuất khác”.

Sự cạnh tranh có vẻ gay gắt hơn nếu nghiên cứu tập trung vào điện thoại thông minh "cao cấp", theo định nghĩa của Counterpoint Research là có giá trên 400 USD.

Thị phần smartphone cao cấp năm 2020 và 2021. (Ảnh: Counterpoint Research).

Không có gì ngạc nhiên khi Apple thống trị trong phân khúc này, mặc dù mức độ có thể gây ngạc nhiên ngay cả với những người khó tính nhất. Các con số mới nhất chỉ ra thị phần bán hàng toàn cầu của iPhone trong danh mục này lên tới 60% vào năm 2021, tăng 5% so với năm trước. Samsung vẫn đứng ở vị trí thứ hai, nhưng chỉ chiếm 13% thị phần phân khúc này, giảm 4% so với năm 2020.

Oppo dù rất nỗ lực, thực tế thị phần đã tăng từ 2% lên 4%, song vẫn không thể theo kịp doanh số của Apple. Điều này có thể gây ra lo ngại đối với người dùng Android muốn thị trường điện thoại di động có thêm tính cạnh tranh.

Rõ ràng, thực tế là toàn bộ dòng điện thoại thông minh của Apple có giá trên 400 USD, qua đó khiến gã khổng lồ này nắm nhiều lợi thế. Tuy nhiên, ngay cả khi LG và HTC đã lui về phía sau, Huawei bị dính “đòn” đau, thì không gian cạnh tranh cho những cái tên mới vẫn rất hạn chế.

Sản lượng hiện tại từ OnePlus là một thảm họa, vì công ty đã xoay trục để tập trung chủ yếu vào các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, gây thiệt hại cho người dùng khu vực Bắc Mỹ và châu Âu. Những bản nâng cấp như Nothing và OSOM có thể khiến những người đam mê hài lòng, nhưng không có khả năng thuyết phục bất kỳ ai đang đứng trong cửa hàng Verizon chuyển từ Samsung hoặc Apple sang OnePlus.

Nước đi sáng suốt của LG

Thực tế, vấn đề này không phải là mới. Điều này đã được chuyên tran Android Police đề cập đến nhiều lần. Tuy nhiên, với khoảng cách ngày càng lớn giữa Apple, Samsung và phần còn lại, đặc biệt là trên phân khúc cao cấp, nơi thu hút phần lớn sự chú ý của người dùng, thì vấn đề này đang ngày càng nghiêm trọng.

Vấn đề này không bắt nguồn từ việc LG rời đi một năm trước, nó chỉ thể hiện những vấn đề mà các chuyên gia đang giải quyết ở cấp độ lớn hơn. Khi sự cạnh tranh dần biến mất, đừng ngạc nhiên nếu các tính năng mới bắt đầu bị đình trệ, giá tiếp tục tăng và nói chung, điện thoại thông minh sẽ đi vào một khuôn khổ bị bó hẹp.

Đợt ra mắt điện thoại thông minh cuối cùng của LG không phải là thứ gì đó quá tuyệt vời, và nhìn từ góc độ kinh doanh, việc rút lui khỏi thị trường là một quyết định đúng đắn. Dù vậy, khi đề cập đến tính sáng tạo, rủi ro và cảm giác ném mọi thứ vào tường chỉ để xem thứ gì phù hợp, thì ngành công nghiệp này đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Doanh Chính

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.