|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường ngoại hối hôm nay (8/8): Dữ liệu xuất khẩu tháng 7 và động thái giảm tỷ giá nhân dân tệ của Trung Quốc đều gây bất ngờ

19:10 | 08/08/2019
Chia sẻ
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã dịu đi phần nào sau khi Bắc Kinh điều chỉnh tỷ giá nhân dân tệ để hạn chế sự sụt giảm của đồng tiền và số liệu xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 tăng so với dự đoán ban đầu.

Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay

Hôm nay (8/8), vào lúc 18h10 giờ Việt Nam có 4/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm và 3 cặp còn lại tăng điểm.

Screenshot (522)

Tỷ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: Investing.com)

Trong khi đó, cặp AUD/USD tăng cao nhất với mức tăng 0,42% và cặp USD/JPY giảm nhiều nhất với mức giảm 0,19%.

Screenshot (523)

Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: Investing.com)

Screenshot (524)

Nhiều tin tức bất ngờ từ Trung Quốc giúp giảm bớt tâm lí sợ rủi ro của nhà đầu tư

Theo Reuters, đồng USD duy trì đà ổn định so với rổ tiền tệ chính vào hôm nay, khi số liệu xuất khẩu tháng 7 của Trung Quốc bất ngờ tăng cùng với việc Bắc Kinh nỗ lực hạn chế sự sụt giảm của đồng CNY đã làm dịu đi tình trạng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Dữ liệu mới công bố cho thấy hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 3,3% trong tháng 7 so với cùng kì năm ngoái, trái ngược với dự đoán sụt giảm 2% của các nhà phân tích trước đó.

Đồng thời, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã điều chỉnh tỷ giá nhân dân tệ ở mức độ cứng rắn hơn dự đoán của thị trường, ngay cả khi trước đó đồng nội tệ của Trung Quốc đã rơi xuống ngưỡng 7 CNY đổi một USD, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Chỉ số USD Index dùng để đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với đồng EUR, JPY, GBP và ba loại tiền tệ khác ít thay đổi, ghi nhận ở mức 97,3 vào lúc 18h15 giờ Việt Nam.

"Các bình luận gần đây từ quan chức Trung Quốc cho thấy họ muốn ổn định đồng nội tệ, nếu không đà sụt giảm mạnh của đồng CNY có thể khiến dòng vốn chảy ra ngoài", ông Manuel Oliveri, chiến lược gia ngoại hối tại Credit Agricole ở London, cho hay.

"Các đợt cắt giảm lãi suất từ loạt ngân hàng trung ương cũng là một yếu tố khác giúp ổn định tâm lí rủi ro trên thị trường", ông Oliveri nói.

Trong tuần này, New Zealand đã cùng Thái Lan và Ấn Độ hạ lãi suất. Thị trường cũng ngày càng kì vọng các ngân hàng trung ương lớn khác cắt giảm lãi suất để nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa.

Thật vậy, hi vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất nhiều hơn 25 điểm cơ bản trong cuộc họp vào tháng 9 tới vẫn còn khá mạnh mẽ, mặc dù thị trường ngoại hối đã phục hồi phần nào trong đêm qua.

Những kì vọng này buộc đồng bạc xanh suy yếu so với đồng EUR và đồng JPY.

Cụ thể, đồng USD đã giảm 0,14% xuống mức 106,1 JPY. Đồng nội tệ của Nhật Bản đã chạm mốc 105,5 trong đêm hôm qua, mức cao nhất kể từ ngày 3/1, trước khi giảm nhẹ trở về phạm vi cũ.

"Sự tăng giá của đồng JPY so với đồng USD có thể đã chững lại vào lúc này, nhưng nó sẽ tiếp tục tăng trong thời gian dài", ông Junichi Ishikawa, chiến lược gia ngoại hối cao cấp tại IG Securities ở Tokyo, nhận định.

Ở các cặp tỷ giá khác, đáng chú ý là các loại tiền tệ đối cực, đã sụt giảm nghiêm trọng và tạo đà cho đồng JPY tăng".

Đồng NZD đã tăng 0,23% lên 0,6458, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm rưỡi là 0,6378 vào hôm 7/8 sau khi hạ lãi suất.

Khả Nhân

S&P 500 tiến sát đỉnh khi thị trường tiếp tục lạc quan với chính sách của Tổng thống Trump
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã dẫn dắt thị trường sau khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch thu hút 500 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI tại Mỹ.