Thị trường ngoại hối hôm nay (30/9): Diễn biến trái chiều và lẫn lộn của nhóm các đồng tiền lớn
Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay
Hôm nay (30/9), vào lúc 16h45 giờ Việt Nam có 5/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm, 4 cặp tăng điểm và cặp còn lại đứng giá.
Tỷ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: Investing.com)
Trong khi đó, cặp USD/CHF tăng cao nhất với mức tăng 0,3% và cặp NZD/USD giảm nhiều nhất với mức giảm 0,52%.
Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: Investing.com)
Đồng USD và CNY bị xáo trộn vì diễn biến mới trong thương chiến
Trong phiên giao dịch hôm nay, đồng USD đã bị xáo trộn đáng kể nhưng chỉ trong một phạm vi giá tương đối hẹp vì nhà đầu tư chưa thể nắm bắt diễn biến mới nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, trong khi đồng GBP tiếp tục chịu áp lực từ bất ổn chính trị tại Anh.
Vào ngày 28/9, Bloomberg đưa tin chính quyền Tổng thống Trump đang thảo luận hướng hạn chế danh mục đầu tư của Mỹ chảy vào Trung Quốc.
Một ngày sau, Bloomberg dẫn lời một quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết hiện tại Washington không có kế hoạch ngăn doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ.
Ngay sau khi Bloomberg đăng tải thông tin vào ngày 28/9, đồng CNY và một số đồng tiền tệ có liên quan với nó đã chịu ảnh hưởng đáng kể.
Động thái này trái ngược với "cử chỉ thiện chí" của Tổng thống Trump trước đó, khi mà ông tuyên bố hoãn thời hạn áp thuế từ ngày 1/10 sang ngày 15/10 để tránh đụng độ vào lễ Quốc khánh lần thứ 70 của Trung Quốc vào ngày 1/10 tới.
Cũng trong phiên giao dịch hôm nay, kì nghỉ lễ sắp bắt đầu ở Trung Quốc đã giữ cho đồng CNY ít biến động hơn. Vào lúc 3h10 sáng (7h10 GMT), tỷ giá nhân dân tệ chính thức ghi nhận ở ngưỡng 7,1314 đổi một USD, giảm 0,1% so với phiên giao dịch trước.
Theo khảo sát của Caixin/Markit, chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 9 là 51,4, cao hơn so với dự đoán của các nhà phân tích. Nhờ thành tích này, đồng CNY đã được trợ giá tương đối tốt.
Đồng EUR tiếp tục "oằn mình" chịu ảnh hưởng của loạt dữ liệu kinh tế "buồn"
Tại châu Âu, đồng EUR đã không thể phá vỡ ảnh hưởng của một loạt dữ liệu kinh tế tiêu cực công bố vào đầu tuần trước, trong đó tăng trưởng doanh số bán lẻ của Đức đã giảm xuống 3,2% so với cùng năm ngoái sau khi tăng lên 5,2% vào tháng 7.
Dự kiến công báo vào lúc 3h55 sáng (7h55 GMT), bản báo cáo việc làm mới nhất sẽ cho thấy lĩnh vực sản xuất yếu kém của Đức ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tuyển dụng.
Các nhà phân tích tại Nordea kì vọng đồng USD sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực trong thời gian tới, vì đây hiện là "chiếc áo sơ mi sạch nhất trong tiệm giặt ủi". Cụ thể, USD là đồng tiền tệ lớn duy nhất vẫn được củng cố bởi mức tăng trưởng GDP ổn định trong nước.
Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng Bộ Tài chính Mỹ đã tăng qui mô nghiệp vụ thị trường mở (open market operations) vào tuần trước nhằm giải quyết áp lực tại các thị trường vốn ngắn hạn.
Đồng thời, bộ này còn đề xuất Fed nên tăng bảng cân đối kế toán lên 250 tỉ USD với chính sách "Nghiệp vụ Thị trường Mở Lâu dài".
"Một động thái như vậy sẽ là tin tốt cho nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm nhưng lại là tin xấu cho đồng USD, mặc dù mức độ ảnh hưởng của nó sẽ không thể hiện rõ trong vài tháng tới", hai nhà phân tích Andreas Steno Larsen và Martin Enlund cho hay.
Ở thị trường khác, đồng GBP không phản ứng nhiều trước tin tức trên tờ Thời báo London vào cuối tuần qua.
Cụ thể, trong bài báo trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Phillip Hammond khẳng định Thủ tướng Boris Johnson đã đưa mình vào lưới của những nhà đầu tư tài chính, người sẽ thu về hàng tỉ USD nếu sự kiện Brexit xảy ra bằng cách bán tháo đồng GBP.