|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường ngoại hối hôm nay 17/2: Nhân dân tệ tăng điểm nhờ nỗ lực của PBoC, yen Nhật sụt giá vì GDP Nhật Bản tụt dốc thê thảm

18:47 | 17/02/2020
Chia sẻ
Sau khi PBoC thực hiện loạt biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch virus corona diễn biến phức tạp, đồng nhân dân tệ đã bắt tín hiệu và tăng điểm so với đồng USD. Trong khi đó, đồng yen Nhật lại mất điểm so với đồng bạc xanh vì dữ liệu kinh tế yếu kém.

Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay

Hôm nay (17/2), vào lúc 17h05 giờ Việt Nam có 4/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm và 6 cặp còn lại tăng điểm.

Thị trường ngoại hối hôm nay 17/2: Nhân dân tệ tăng điểm nhờ nỗ lực của PBoC, yen Nhật sụt giá vì GDP tụt dốc thê thảm - Ảnh 1.

Tỷ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: Investing.com)

Trong đó, cặp EUR/JPY tăng cao nhất với mức tăng 0,23% và cặp USD/CAD giảm mạnh nhất cũng với mức giảm 0,16%.

Thị trường ngoại hối hôm nay 17/2: Nhân dân tệ tăng điểm nhờ nỗ lực của PBoC, yen Nhật sụt giá vì GDP tụt dốc thê thảm - Ảnh 2.

Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: Investing.com)

Thị trường ngoại hối hôm nay 17/2: Nhân dân tệ tăng điểm nhờ nỗ lực của PBoC, yen Nhật sụt giá vì GDP tụt dốc thê thảm - Ảnh 3.

Các biện pháp kích thích của PBoC bắt đầu có tác dụng

Sau khi chạm mức đỉnh 4 tháng vào phiên giao dịch đêm qua, đồng USD lại ghi nhận diễn biến lẫn lộn so với các đồng tiền lớn khác.

Cụ thể, đồng bạc xanh giảm điểm so với đồng nhân dân tệ (CNY) sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) bơm thêm kích thích nhằm hạ lãi suất cho vay trung hạn xuống mức thấp kỉ lục để bảo vệ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trước diễn biến phức tạp của dịch virus corona (covid-19).

Trước đó, để giảm nhẹ tác động của dịch virus corona đến nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán, chính phủ Trung Quốc đã bơm hàng trăm tỉ USD thanh khoản vào hệ thống tài chính.

Trong một số phiên gần đây, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng điểm trở lại, điều này cho thấy nhà đầu tư đã bắt đầu tin tưởng các biện pháp kích thích của PBoC. Đó cũng là lí do tại sao đồng CNY lại tăng điểm so với đồng USD trong phiên giao dịch hôm nay.

Vào lúc 15h40 giờ Việt Nam, chỉ số USD Index dùng để đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ chính đạt 99,007 điểm.

Đồng yen Nhật mất điểm vì GDP Nhật Bản giảm sâu nhất trong 6 năm

Chỉ số USD Index đạt mức cao như vậy một phần là nhờ đồng USD tăng điểm so với đồng yen Nhật (JPY) sau khi dữ liệu mới cho thấy GDP của nền kinh tế Nhật Bản trong quí IV/2019 giảm 6,3% so với với cùng kì năm trước.

Con số trên thậm chí còn giảm mạnh hơn so với mức dự đoán trước đó là 3,7%. Nhiều chuyên gia xem đây là kết quả của động thái tăng thuế tiêu thụ trong nước mà chính phủ Nhật Bản ban hành vào tháng 10 năm ngoái.

Vào lúc 15h45 giờ Việt Nam, cặp tỷ giá USD/JPY tăng 0,1% lên ngưỡng 109,86 JPY đổi một USD. Đồng bạc xanh cũng tăng mạnh so với đồng bảng Anh (GBP), ghi nhận ở mức 1,3029 USD đổi một GBP, còn cặp EUR/USD giao dịch quanh ngưỡng 1,0838 USD đổi một EUR.

Theo tổng hợp từ Investing.com, khối lượng giao dịch trong phiên hôm nay nhìn chung không lớn, một phần do thị trường tài chính Mỹ đang nghỉ lễ President's Day và phần khác là do ảnh hưởng tiêu cực từ loạt báo cáo kinh tế tuần trước của khu vực Eurozone.

Trong một ghi chú công bố cuối tuần trước, nhà phân tích Martin Extund của Nordea cho hay đồng EUR có thể sẽ tiếp tục xuống giá trong thời gian tới.

"Dữ liệu kinh tế gần đây của Đức khá tồi tệ, tuy nhiên có lẽ chúng ta không nên quan tâm quá nhiều về nó, đúng chứ?", ông Enlund viết, đồng thời nói thêm rằng khảo sát Ifo, vốn rất đáng tin cậy, "cho thấy dữ liệu kinh tế Đức sắp không thể giảm sâu hơn nữa, tức nó có thể tăng trở lại trong thời gian tới".

Tuy nhiên, ông Enlund cũng cảnh báo rằng mức giảm của đồng EUR có thể khiến chính quyền Tổng thống Trump áp thêm thuế quan, một động thái có thể khiến đồng tiền chung châu Âu khó quay vòng trở lại.

Khả Nhân

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.