Thị trường ngoại hối 24/1: Euro, yen và bảng Anh đồng loạt giảm giá so với USD
Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay
Hôm nay (24/1), vào lúc 19h19 giờ Việt Nam (11h19 GMT), 4/10 cặp tiền tệ cơ bản tăng điểm và 6 cặp còn lại giảm điểm.
Tỷ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: investing) |
Trong đó, cặp USD/JPY tăng cao nhất với mức tăng 0,13% và cặp AUD/USD giảm nhiều nhất với mức giảm 0,54%.
Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: investing) |
USD tăng cao nhưng lợi nhuận chịu tác động từ nhiều phía
"Căng thẳng thương mại là yếu tố chi phối nhất đối với tâm lí nhà đầu tư tại thời điểm hiện tại và sẽ thúc đẩy dòng chảy thị trường", Nick Twidale, Giám đốc điều hành tại Rakuten Securities, cho biết.
Twidale nói thêm rằng khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư sẽ chỉ được cải thiện một khi mối lo ngại về việc đóng cửa một phần của chính phủ Mỹ và căng thẳng thương mại giảm dần. Từ khoá "chiến tranh thương mại" đã bị chặn một lần nữa ở Trung Quốc vào hôm nay ở công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft.
Nguồn: Reuters. |
Những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu cũng khiến các nhà đầu tư hoảng sợ. Hôm thứ Hai (21/1), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 và 2020 với lí do sự suy giảm lớn hơn dự kiến ở Trung Quốc và khu vực đồng euro. Đồng thời, IMF cho rằng việc không giải quyết căng thẳng thương mại có thể làm mất ổn định nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại.
Chỉ số US Dollar Index, đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chính, tăng 0,12% lên 95,88 lúc 8h05 AM GMT.
Triển vọng của đồng USD trong năm đang có xu hướng tiêu cực. Những lo lắng về triển vọng kinh tế toàn cầu đã buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải có cách tiếp cận thận trọng đối với bất kỳ sự tăng lãi suất thêm nữa. Nhà đầu tư vào lãi suất tương lai đang đặt cược rằng Fed sẽ đứng ra làm dịu lãi suất trong năm 2019.
EUR, JPY và AUD đồng loạt giảm so với USD
Đồng dollar Australia giảm thấp hơn, với tỷ giá AUD/USD mất 0,6% để giao dịch ở mức 0,7097.
Đồng AUD bị áp lực giảm giá sau khi Ngân hàng Quốc gia Australia bắt đầu nói về việc giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm khả quan. Động thái này đã giáng một đòn mạnh vào thị trường nhà ở đang nguội lạnh nhanh chóng khi lãi suất vay bị điều chỉnh tăng trước đó.
Đồng yen Nhật giảm một chút so với đồng USD, với tỷ giá USD/JPY nhích 0,09% lên 109,68. Đồng euro đã giảm nhẹ, với tỷ giá EUR/USD là 1.1373.
Các nhà đầu tư cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ vẫn ôn hòa tại cuộc họp chính sách của mình vào cuối ngày và để giữ chính sách tiền tệ phù hợp trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, lạm phát thấp cũng như hoạt động kinh tế yếu hơn dự kiến ở Đức và Pháp, có thể khiến Chủ tịch ECB Mario Draghi chỉ ra một sự chậm lại có thể kéo dài hơn.
"Nếu ngân hàng trung ương giảm dự báo tăng trưởng hoặc lạm phát và ông Draghi tập trung vào tăng trưởng yếu hơn, chúng ta có thể thấy tỷ giá EUR/USD sẽ dễ dàng giảm xuống mức 1,12", bà Kathy Lien, Giám đốc điều hành Chiến lược tiền tệ của BK Asset Management cho biết.
Các nhà đầu tư mong đợi xu hướng tăng điểm ngắn hạn của đồng bảng
Đồng bảng Anh cũng giảm 0,21% xuống 1,3038 USD khi sự không chắc chắn đối với Brexit tiếp tục diễn ra.
Kể từ khi thỏa thuận li hôn của Thủ tướng Theresa May với EU bị các nhà lập pháp bác bỏ vào tuần trước, các nhà lập pháp đã cố gắng vạch ra một cuộc khủng hoảng, nhưng không có lựa chọn nào có sự ủng hộ của quốc hội.
Một số nhà phân tích mong đợi một xu hướng tăng ngắn hạn cho đồng bảng. Philip Wee, Chiến lược gia tiền tệ tại DBS, nói rằng hầu hết các khoản tăng trong bảng Anh là do việc đóng các vị thế bán khống (short). Ông cho rằng đồng bảng Anh được giới hạn trong phạm vi 1,3170 - 1,3240 USD.