|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường IPO của Hong Kong tệ nhất kể từ năm 2012

12:58 | 17/10/2017
Chia sẻ
Thị trường chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Hong Kong đang có một năm tồi tệ nhất kể từ 2012, khi những thương vụ lớn với tổng trị giá lên đến 20 tỷ USD phải dời sang năm sau.
thi truong ipo cua hong kong te nhat ke tu nam 2012
Hong Kong

IPO Công ty Nhà nước China Tower dự kiến là một trong những thương vụ lớn nhất trong năm nay, với mục tiêu huy động 10 tỷ USD. Ban đầu, chủ đầu tư cơ sở hạ tầng không dây này dự định niêm yết vào cuối năm nay, giờ họ dời sang quý I/2018, một nguồn tin giấu tên cho Bloomberg biết.

Giám đốc điều hành của một trong những cổ đông tổ chức tại China Tower đã bày tỏ sự tin tưởng thương vụ này được thực hiện trong năm nay. Công tác chuẩn bị gồm đánh giá tài sản và chờ phê duyệt diễn ra chậm hơn dự kiến. Việc cần phải có chữ ký của 3 hãng điện thoại đồng sở hữu China Tower cũng khiến quyết định cần nhiều thời gian hơn.

Thị trường chứng khoán Hong Kong đạt mức cao kỷ lục trong tháng 10 này, nếu chờ đến năm sau, công ty có thể bỏ lỡ sự lạc quan đối với thị trường.

Việc trì hoãn của China Tower tương tự như một doanh nghiệp nhà nước khác là China Petroleum & Chemical, đang muốn tăng trưởng mảng bán lẻ thông qua IPO 10 tỷ USD.

"Sẽ rất khó khăn cho thị trường IPO Hong Kong để trở về thời kỳ huy hoàng của nó", theo Steven Leung, giám đốc điều hành tại UOB Kay Hian (Hong Kong). "Những doanh nghiệp Trung Quốc lớn có khả năng lên sàn thành công đều đã được niêm yết".

Đại diện của China Tower và China Unicom (Hong Kong), 1 trong 3 cổ đông chính từ chối bình luận. Đại diện của 2 sở hữu khác là China Mobile và China Telecom cũng chưa đưa ra phản hồi ngay lập tức về yêu cầu bình luận.

thi truong ipo cua hong kong te nhat ke tu nam 2012
Quy mô chào bán cổ phần lần đầu (IPO) tại Hong Kong trong giai đoạn 2012-2017 (Nguồn: Bloomberg)

Nhà lọc dầu Sinopec đã hồi sinh kế hoạch niêm yết từ hồi cuối năm ngoái. Họ yêu cầu các ngân hàng bảo lãnh IPO ở Hong Kong trong năm nay. Hiện tại họ đang xem xét việc niêm yết trên cả 2 sàn Hong Kong và Thượng Hải, đồng thời đặt mục tiêu hoàn thành việc chào bán trong năm 2018, một nguồn tin từ tháng 3 cho hay. Đại diện Sinopec đã từ chối bình luận.

Khối lượng cổ phiếu IPO tại Hong Kong đạt giá trị khoảng 11,1 tỷ USD trong năm nay, giảm từ 19,5 tỷ USD của cùng kỳ năm 2016, theo số liệu tổng hợp từ Bloomberg.

Đây sẽ là năm chào bán cổ phiếu tệ nhất của Hong Kong kể từ năm 2012, trừ khi 11 tỷ USD được IPO hoàn thành trong thời gian 2 tháng rưỡi tới đây.

thi truong ipo cua hong kong te nhat ke tu nam 2012
Tỷ lệ chênh lệch giá của hiện tại so với khi niêm yết của 10 công ty niêm yết trong năm lớn nhất của Hong Kong. (Đvt: %). Nguồn: Bloomberg.

Trong khi các tổ chức tài chính như ngân hàng và công ty môi giới vẫn thống trị thị trường huy động vốn, tỷ lệ các giao dịch lớn từ những ngành khác như sức khỏe và giáo dục cũng đang tăng lên. Phân nửa thương vụ IPO hàng đầu trong tháng 10 ở Hong Kong được kêu gọi từ những ngành ngoài tài chính truyền thống, so với chỉ 1 thương vụ trong năm 2016.

Trong số những công ty niêm yết năm nay, có nhà sản xuất thuốc theo hợp đồng Wuxi Biologics Cayman là 1 trong những cổ phiếu hiệu quả nhất, tăng 93% kể từ khi bắt đầu giao dịch hồi tháng 6.

"Thị trường Hong Kong đã và đang thay đổi", Edward Au, đồng lãnh đạo nhóm IPO quốc gia của Deloitte China, trả lời phỏng vấn Bloomberg hôm thứ Hai. "Hy vọng rằng nó sẽ thu hút những thương vụ lớn bao gồm cả ngành truyền thống cũng như công nghiệp mới".

thi truong ipo cua hong kong te nhat ke tu nam 2012 Thương vụ bất động sản lớn thứ 2 Châu Á: Wheelock bán toà nhà ở Hong Kong 1,2 tỷ USD

Wheelock bán toà nhà ở Hong Kong là thương vụ mua bán bất động sản lớn thứ 2 ở Châu Á trong năm 2017 sau vụ ...

thi truong ipo cua hong kong te nhat ke tu nam 2012 10 nền kinh tế có nguy cơ khủng hoảng tài chính cao nhất

Hong Kong (Trung Quốc) là nền kinh tế có nguy cơ phải chịu đựng 1 cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai. Kế sau ...

Thành Nguyên/Bloomberg

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.