Thị trường hàng hóa (5/11): Nguồn cung cà phê thế giới có thể thiếu hụt trầm trọng 3 - 5 năm tới
Thị trường hàng hóa (2/10): Giá gạo Thái Lan cạnh trạnh hơn do đồng baht yếu, xuất khẩu thịt heo Brazil có thể tăng 20.000 tấn |
1. Giá lương thực thế giới tiếp tục suy yếu trong tháng 10 dù giá đường phục hồi
Giá hàng hóa thực phẩm quốc tế giảm trong tháng 19, vì sự sụt giảm của giá sản phẩm từ sữa, thịt và dầu thực vật đã vượt quá sự gia tăng của giá đường, Liên Hợp Quốc cho biết hôm 1/11.
Thị trường hàng hóa (5/11): Nguồn cung cà phê thế giới có thể thiếu hụt trầm trọng 3 - 5 năm tới, Trung Quốc khen thịt lợn Việt Nam ngon nhưng không mua |
Chỉ số giá lương FAO, thước đo sự thay đổi hàng tháng của giá hàng hóa thực phẩm quốc tế, trung bình giảm 0,9% so với tháng 9 xuống 163,5 điểm trong tháng 10 và thấp hơn mức trung bình cùng kì năm ngoái là 7,4%.
2. Đắk Lắk nỗ lực đạt tỉ lệ 95% cà phê chín khi hái
Các địa phương trong tỉnh tăng cường tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân không thu hái cà phê xanh, bảo đảm tỉ lệ cà phê chín khi hái đạt trên 95%. Trường hợp tận thu cuối vụ phải bảo đảm tỉ lệ chín tối thiểu 80%, xử lí ghiêm đối với các trường hợp thu hái, mua bán cà phê xanh, non.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê trên địa bàn tỉnh triển khai hiệu quả các Nghị quyết, Đề án về phát triển cà phê bền vững. Thực hiện đúng quy trình tái canh cà phê; vận động nông dân không tự ý mở rộng diện tích cà phê, cải tạo, thâm canh diện tích cà phê hiện có theo xu hướng sản xuất bền vững.
3. Nguồn cung cà phê thế giới có thể thiếu hụt trong vòng 3 - 5 năm tới
Chia sẻ với chúng tôi bên lề triển lãm Coffee Expo Vietnam 2018, ông Duy Hồ, CEO The Married Beans, nhận định biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cà phê thế giới, đặc biệt là một số vùng trồng cà phê lớn như châu Phi và Nam Mĩ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động tiêu cực này.
Ông Duy Hồ cho rằng khoảng 3 - 5 năm tới, nguồn cung cà phê có thể thiếu hụt nghiêm trọng. Mặc dù vậy, hiện nay tồn kho của Brazil vẫn lớn. Nếu nước này tăng sản lượng và chất lượng cà phê thông qua việc áp dụng khoa học kĩ thuật, các nước khác như Việt Nam, Colombia sẽ chịu áp lực về giá.
4. Trung Quốc khen thịt heo Việt Nam ngon nhưng... không mua
Người Trung Quốc cơ bản đánh giá thịt lợn Việt Nam ngon hơn thịt lợn Trung Quốc, song do Việt Nam có dịch bệnh lở mồm long móng ở lợn nên chưa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Chia sẻ tại lễ khánh tổ hợp sản xuất và chế biến thịt lợn công nghệ quốc tế nhà máy Biển Đông ĐHS vào ngày 4/11, ông Hồ Toả Cẩm, Tham tán Kinh tế Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, cho biết, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn với 1,4 tỷ người, tổng sản lượng thịt lợn tiêu thụ lên tới 600 triệu con, hiện phải nhập khẩu rất lớn. Năm 2014, Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc 600.000 tấn thịt lợn, tương đương 5 triệu con, giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD.
5. Nông dân Kông Chro tỉnh Gia Lai quay lại với cây điều
Theo Báo Gia Lai, do giá hạt điều không ổn định, năng suất thấp, nhiều người dân huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai đã phá bỏ gần hết để chuyển sang trồng mía, mì. Đến nay diện tích giảm từ mức hàng nghìn ha từ những năm 90 xuống chỉ còn khoảng 100 ha.
Vài năm gần đây, giá hạt điều tăng trở lại. Cây điều mang lại lợi nhuận cao hơn so với một số cây ngắn ngày khác. Với giá điều ổn định 35.000 - 37.000 đồng/kg như hiện nay, nông dân có thể lãi khoảng 20 triệu đồng/ha.
Trong khi đó, giá mía lại đang giảm mạnh khiến người trồng không có lợi nhuận, thậm chí còn lỗ vốn đầu tư. Vì vậy, nhiều người đã chuyển diện tích mía kém hiệu quả sang trồng điều.