Thị trường hàng hóa 5/11: Khó tiêu thụ thức ăn chăn nuôi, nguy cơ Brazil vượt Việt Nam trong xuất khẩu cà phê robusta
Brazil sẽ sớm vượt Việt Nam thành nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới?
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo thông tin trên tờ Tiếng Vang của Pháp, trong vài tháng gần đây, cà phê robusta từ Brazil được nhập khẩu nhiều vào châu Âu.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định đây là hiện tượng bất thường và rất có thể nước này sẽ sớm thay thế Việt Nam trở thành nguồn cung cà phê robusta lớn nhất thế giới.
Đề xuất mới về giá điện: Lợi người giàu, thiệt đại bộ phận người tiêu dùng?
Sáng 5/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức hội thảo góp ý về "Đề án nghiên cứu cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện Việt Nam".
Trình bày về Đề án nêu trên, PGS Bùi Xuân Hồi – chủ nhiệm nhóm nghiên cứu đề án (Giảng viên Bộ môn Kinh tế Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội) đã đưa ra 3 đề xuất cải tiến biểu giá điện sinh hoạt bậc thang.
Niên vụ 2018/2019, sản lượng mía đường giảm vì giá đường thấp, khí hậu khắc nghiệt
Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết cuối niên vụ 2017/2018, các nhà máy đường cả nước dự kiến kế hoạch tổng diện tích mía cung cấp cho nhà máy gần 240.000 ha với năng suất đạt 68,3 tấn/ha, cao hơn vụ trước là 66,8 tấn/ha, tổng sản lượng mía đạt gần 15,5 triệu tấn với chữ đường đạt 9,79, cao hơn vụ trước là 9,7.
Tuy nhiên thực tế vụ 2018/2019 không đạt như kế hoạch đề ra vì diện tích giảm, có nơi giảm đến 20 - 30%, năng suất cũng giảm so với kế hoạch, chỉ đạt 63,42 tấn/ha, chữ đường cũng giảm so với chữ đường vụ trước đạt 9,7 CCS.
Đề nghị tăng tiếp giá thịt heo bình ổn
Thậm chí, do các loại thịt được bán nhiều phần lớn cho tăng mức thấp hơn nên tính bình quân mức giá tăng chỉ chưa tới 10%.
"Thời điểm trước giá heo hơi còn 57.500 đồng, hiện đã lên 61.500 đồng/kg. Với lượng thịt heo bán ra khoảng 60 tấn/ngày, doanh nghiệp lỗ nặng. Chúng tôi đã tính rõ lại cơ cấu giá thành để tiếp tục kiến nghị cơ quan chức năng cho tăng thêm giá bán thịt heo nằm trong chương trình bình ổn", ông Phú nói.
Thức ăn chăn nuôi: Khó tiêu thụ
Không chỉ làm cho người chăn nuôi lao đao, hệ lụy của bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) còn khiến những đại lý kinh doanh thức ăn gia súc, doanh nghiệp sản xuất thức ăn gặp nhiều khó khăn.
Theo lời của bà Lê Thị Nga, chủ đại lý cấp 1 cho một hãng thức ăn gia súc, gia cầm tại phường Vinh Tân, thành phố Vinh, tình trạng thức ăn gia súc chất đống trong kho, ế ẩm là tình trạng chung mà các đại lý chăn nuôi ở Nghệ An gặp phải từ sau đại dịch tả lợn châu Phi.