|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (2/7): Giá cà phê tháng 6 cải thiện, giá heo tăng là rủi ro đối với lạm phát

19:52 | 02/07/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 2/7 chú ý tới giá cà phê tháng 6 cải thiện do tồn kho giảm. Trong khi đó, giá heo tăng là rủi ro làm tăng lạm phát từ nay đến cuối năm.
thi truong hang hoa 27 gia ca phe thang 6 cai thien gia heo tang la rui ro doi voi lam phat Thị trường hàng hóa (29/6): Giá heo tháng 6 giảm, giá gạo Việt vẫn cao hơn Ấn Độ và Thái Lan
thi truong hang hoa 27 gia ca phe thang 6 cai thien gia heo tang la rui ro doi voi lam phat Thị trường hàng hóa (28/6) nguồn cung cao su thâm hụt, Kenya thiếu đường
thi truong hang hoa 27 gia ca phe thang 6 cai thien gia heo tang la rui ro doi voi lam phat Thị trường hàng hóa (27/6) xoài Việt sắp 'đặt chân' lên đất Mỹ, thanh long bị EC siết chặt

1. EU cảnh báo áp thuế quan mới lên 300 tỷ USD giá trị hàng hóa của Mỹ

Theo Financial Times, Mỹ có thể phải chịu một đợt trả đũa thuế quan mới trị giá lên tới 300 tỷ USD, nếu chính quyền Tổng thống Trump vẫn áp thuế đối với xe ô tô từ châu Âu.

Cụ thể, trong một văn bản gửi tới Bộ Thương mại Mỹ, được xem là một thông báo mới, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra những kế hoạch rõ ràng nhằm phản ứng lại mức thuế quan tiềm tàng mới của Mỹ lên ô tô nhập khẩu từ EU.

Ngoài ra, văn bản được gửi tới Bộ Thương mại Mỹ cũng nhấn mạnh ô tô mang thương hiệu châu Âu chiếm 1/4 sản lượng ô tô của Mỹ. Họ cũng cho biết sản xuất của Mỹ chủ yếu tập trung vào xuất khẩu và bất kỳ mức thuế quan nào cũng tác động tới thị trường, tăng giá cho người tiêu dùng Mỹ và có khả năng dẫn tới sự thất nghiệp.

2. Chưa thoát lỗ, dự án thép liên doanh Trung Quốc đã xin xuất khẩu quặng

Tổng số quặng mà doanh nghiệp này kiến nghị được xuất khẩu và tiêu thụ trong nội địa là 2,3 triệu tấn quặng sắt mỗi năm, trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2020.

Cụ thể, trong báo cáo mới đây của mình, Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung (VTM) – một trong những đơn vị nằm trong danh sách 12 đại dự án thua lỗ của ngành công thương cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã có nhiều tín hiệu khả quan.

Theo đó, 5 tháng đầu năm, kết quả sản xuất kinh doanh của VTM đã có những bước tiến triển vượt bậc so với cùng kỳ năm 2017 và so với kế hoạch năm 2018. 5 tháng đầu năm, VTM có lãi 562 tỷ đồng, nộp ngân sách 561 tỷ đồng, lỗ luỹ kế đã giảm xuống còn 202 tỷ đồng.

Theo tính toán của VTM, nhu cầu thép của các đơn vị cán thép tại miền Bắc là tương đối lớn. Sản lượng sản xuất bình quân (2017-2020) hiện tại của các nhà máy phôi ở miền Bắc là gần 5 triệu tấn, nhỏ hơn nhu cầu phôi thép bình quân của giai đoạn này (khoảng 5,31 triệu tấn). “Với chính sách tự vệ hiện nay thì việc nhập khẩu phôi thép từ các nguồn phôi thép nước ngoài là không khả thi cho đến năm 2020”, VTM nhận định.

3. Nhập khẩu dầu của châu Á giảm vì tăng trưởng kinh tế chậm lại

Báo cáo xuất nhập khẩu công bố hôm thứ Hai (2/7) cho thấy, nhu cầu nhập khẩu dầu của châu Á dự kiến tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 7, vì tăng trưởng kinh tế bắt đầu chững lại trong bối cảnh tranh chấp thương mại leo thang với Mỹ.

Theo số liệu tính toán sơ bộ từ Thomson Reuters Eikon, dựa trên số lượng đơn đặt hàng trong tháng 7 từ các nhà các nhà cung cấp lớn, khối lượng nhập khẩu giảm mạnh so với tháng 6 trong tháng thông thường ghi nhận mức tăng nhỏ.

Cụ thể, đơn đặt hàng trong tháng 7 dự kiến giảm 11% so với tháng 6 xuống 16,7 triệu thùng/ngày, đưa mức trung bình trong 3 tháng từ tháng 5 – tháng 7 đạt 19,3 triệu thùng/ngày.

Mặc dù vẫn ở mức cao, con số này thấp hơn mức trung bình trong cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận ở mức 20,2 triệu thùng/ngày và so với năm 2016.

Số liệu này được đưa ra sau khi báo cáo kinh tế cho thấy tăng trưởng sản xuất và số đơn hàng xuất khẩu tại trung tâm kinh tế chính của châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chậm lại vì căng thẳng chính trị với Mỹ ngày càng leo thang.

4. Canada chính thức áp thuế quan lên hơn 12 tỷ USD giá trị hàng hóa từ Mỹ

Hôm 1/7, Canada bắt đầu áp thuế nhập khẩu lên 12,6 tỷ USD giá trị hàng hóa của Mỹ như sốt cà chua, pizza và sắt nhằm đáp trả quyết định đánh thuế của Tổng thống Mỹ Doanld Trump đối với sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ

Trước đó, chính quyền ông Trump cho biết, Canada là một mối đe dọa an ninh quốc gia vì hàng nhập khẩu, mặc dù quốc gia này là đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ, sau Trung Quốc.

Mexico và Eu đã áp thuế quan đối với hàng loạt hàng hóa từ Mỹ, gồm cả rượu bourbon Kentucky, xe mô tô Harley-Davidson từ bang Wisconsin, và nước cam từ Florida.

5. Giá cà phê tháng 6 cải thiện do tồn kho gần cạn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng 6, thị trường cà phê trong nước đã có những dấu hiệu cải thiện do nguồn thông tin cà phê tồn đã hết nhằm tăng tốc xuất khẩu những tháng đầu năm.

Theo đó, giá cà phê tăng nhẹ 200 đồng/kg so với tháng 5 lên 35.100 – 36.100 đ/kg đối với cà phê vối nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên. Thị trường cà phê nội địa đã có những dấu hiệu cải thiện sau khi xuất hiện thông tin đã hết lượng tồn cà phê của vụ này trước khi chuyển sang vụ mới vào đầu tháng 10 nhằm tăng tốc xuất khẩu những tháng đầu năm.

Trao đổi với phóng viên ông Phan Xuân Thắng, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê Việt Nam "Các công ty hiện nay đã xuất khẩu được gần 2/3 lượng cà phê tồn kho; số còn lại, các doanh nghiệp chờ khi nào được giá sẽ bán tiếp".

6. Nga trở thành nhà cung cấp lúa mì lớn nhất của Việt Nam

Lần đầu tiên, Nga trở thành nhà cung cấp lúa mì lớn nhất của Việt Nam – thị trường lớn thứ 7 châu Á. Theo UkrAgroConsult, xuất khẩu lúa mì của Nga vào Việt Nam tăng vọt 13 lần từ tháng 7/2017 – 4/2018 so với cùng kỳ trước đó.

Mức tăng trưởng ấn tượng trên là nhờ Việt Nam dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với lúa mì Nga và do Australia mất mùa, nhưng cũng cho thấy giá cả cạnh tranh đang giúp quốc gia xuất khẩu lúa mì số 1 thế giới chiếm lĩnh thị trường toàn cầu.

Năng suất cao và chi phí sản xuất tương đối thấp đã giúp Nga chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu lúa mì từ các nhà cung cấp lớn như Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Australia trong những năm gần đây. Quốc gia Biển Đen dự kiến sẽ giữ vững ngôi vị nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới trong vụ tới dù quy mô sản xuất nhỏ hơn. Nga hiện đang cung cấp lúa mì cho hơn 130 quốc gia trên toàn thế giới.

Theo UkrAgroConsult, Việt Nam nhập khẩu 1,7 triệu tấn lúa mì từ tháng 7/2017 – 4/2018 sau khi dỡ bỏ thuế nhập khẩu theo cam kết trong khuôn khổ một hiệp định thương mại có hiệu lực từ cuối năm 2016, so với chỉ 124 nghìn tấn trong niên vụ trước đó. Chuyên gia Marina Sych của UkrAgroConsult cho biết, Việt Nam bỏ thuế nhập khẩu lúa mì là động lực chính giúp Nga chiếm lĩnh gần một nửa thị phần lúa mì tại Việt Nam.

7. Giá heo tăng - rủi ro lớn đối với lạm phát từ nay đến cuối năm

Theo Tổng cục Thống kê chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm nay tăng 0,61% so với tháng trước, tăng cao nhất trong 7 năm gần đây, và tăng 4,67% so với cùng năm 2017. CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân khiến CPI tăng một phần là do giá thịt heo tính đến tháng 6 tăng mạnh tới 19,8% so với cuối năm trước và tăng 8,12% so với tháng 5, làm tăng CPI chung 0,34%.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục Trưởng, Tổng cục Thống kê cho rằng việc Việt Nam lần đầu tiên đạt được thỏa thuận xuất khẩu heo sang Myanmar theo đường chính ngạch hôm 25/6 được coi là yếu tố thuận lợi cho đầu ra heo. Bà con yên tâm tái đàn mà không quá lo lắng việc giá heo sẽ giảm mạnh như năm ngoái.

Tuy nhiên, Bà Đỗ Thị Ngọc, Quyền Vụ trưởng Vụ Thống kê giá rằng “Việc giá thịt heo tăng sẽ là yếu tố rủi ro gây áp lực lên CPI trong 6 tháng cuối năm”.

8. Kuwait quyết định tăng sản lượng dầu thêm 85.000 thùng

Hôm thứ Bảy (30/6), Bộ trưởng Năng lượng Kuwait, ông Bakhit al-Rashidi cho biết, quốc gia này sẽ tăng sản lượng dầu thêm 85.000 thùng/ngày bắt đầu từ Chủ nhật (1/7), một phần của thỏa thuận giữa OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC để tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày.

“Kuwait sẽ tăng sản lượng dầu từ ngày mai lên 2.785 triệu thùng, tăng 85.000 thùng/ngày so với tháng 5, dựa trên thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong tuần trước”, ông Rashidi nói.

OPEC đã đồng ý với Nga và các đồng minh sản xuất dầu khác trong tháng 6 rằng, sẽ tăng sản lượng thêm khoảng 1 triệu thùng/ngày trong tháng 7.

9. Bất chấp lệnh cấm, gạo nhập khẩu vẫn tràn ngập thị trường Nigeria

Mặc dù Chính phủ Liên bang ra lệnh cấm nhập khẩu gạo thông qua những người dân địa phương hai năm trước đây, lượng lớn gạo nhập khẩu vẫn tràn ngập thị trường Nigeria.

Điều này khiến nhiều thương hiệu sản xuất trong nước phải vật lộn chỉ để tồn tại và rất ít người có mặt tại nhiều thị trường.

Tại chợ Garki Ultra Modern, người ta có thể tìm thấy không dưới tám nhãn hiệu gạo ngoại nhập khác nhau.

Những thương hiệu này gồm Pearl, Falcon, Royal Stallion, Tomato Aroso, Thai Caprice và Moto. Ngoài ra còn có Tripple Seven, Oriba.

Mặc dù có nhiều thương hiệu gạo địa phương như Umza từ Kano, Miva từ Benue và Olam’s Mama Pride/Gold từ Nasarawa, chỉ gạo Olam ghi nhận sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường Garki, nơi nó có thể được bán ở hầu hết các cửa hàng; trong khi Umza và Mavi hiếm khi nhìn thấy được.

9. Khơi mở thị trường cho nông sản

Tiêu Thụ Nông Sản được Dự Báo Còn Gặp Nhiều Khó Khăn, Thách Thức. Do đó, Thời Gian Tới, Bộ Công Thương Sẽ Tiếp Tục Thực Hiện Các Giải Pháp Thúc đẩy Tiêu Thụ ở Trong Nước Và Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu.

Tình trạng khó tiêu thụ, dư nguồn cung đối với một số nông sản đã xảy ra trong thời gian qua. Một nguyên nhân quan trọng là do quy trình sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, tự phát theo tín hiệu của thương lái mà không bám sát nhu cầu thị trường… Điều này cho thấy, công tác kiểm soát khâu tổ chức sản xuất, nguồn cung ở cấp địa phương còn chưa chặt chẽ và thiếu hiệu quả.

Nhằm tiếp tục giải quyết “bài toán” đầu ra cho nông sản, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tìm kiếm, giới thiệu các tập đoàn nước ngoài chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến phù hợp với nhu cầu chế biến, sử dụng phụ phẩm..., đặc biệt là công nghệ về giống; giới thiệu, kêu gọi các nhà đầu tư, tập đoàn, công ty lớn hợp tác, nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm; nghiên cứu, tổng hợp thông tin về thị trường đối với từng mặt hàng cụ thể. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ tìm kiếm các thị trường nước ngoài có tiềm năng, cung cấp thông tin cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương nhằm điều tiết, phối hợp tổ chức sản xuất, cơ cấu sản phẩm nông sản hợp lý, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Xem thêm

Đức Quỳnh