Thị trường hàng hóa (18/10): Thanh long Long An tăng giá, thủy sản gặp khó về tiêu chuẩn XK, giá heo bao nhiêu hợp lý?
Thị trường hàng hóa (17/10): Giá heo trên 50.000 đồng/kg có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, xuất khẩu rau quả lao đao |
1. Việt Nam sẽ phát triển chăn nuôi dựa trên 4 trục chính
Đại diện Cục chăn nuôi, TS Võ Trọng Thành cho biết 4 trục chính trong việc phát triển chăn nuôi là phương thức sản xuất, năng suất chất lượng, an toàn thực phẩm, thị trường. Đồng thời, ông cũng chỉ ra nhiều thách thức mà ngành chăn nuôi phải đối mặt hiện nay.
Cụ thể, (1) phương thức gồm 70% sản phẩm công nghiệp, 25% sản phẩm truyền thống, 5% sản phẩm hữu cơ; (2) nâng cao năng suất tốt, chất lượng cao, giá cạnh tranh; (3) an toàn thực phẩm, an toàn sinh hoạt, an toàn môi trường; (4) thị trường gồm nội địa, ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Trung Đông.
2. Bộ NN&PTNT đề xuất 15 nông phẩm chủ lực quốc gia
Theo Bộ NN&PTNT, trên thế giới, đã có nhiều quốc gia xác định sản phẩm nông sản chủ lực để khuyến khích phát triển.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bộ chỉ số thống nhất nào để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực giữa các quốc gia trên thế giới. Thay vào đó, tùy theo từng điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như mục tiêu về chính trị, an sinh xã hội của mỗi quốc gia mà các nước này lựa chọn sản phẩm nông sản chủ lực để tập trung phát triển.
3. Nuôi trồng thủy sản gặp khó về tiêu chuẩn xuất khẩu
Mặc dù ngành thủy sản đang tăng trưởng khá tốt đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nhưng hiện nay ngành này cũng gặp nhiều thách thức về tiêu chuẩn xuất khẩu do quy mô nuôi trồng nhỏ chiếm đến 80%.
Đó là nhận định của ông Đinh Xuân Lập, Phó giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững ICAFIS tại Hội nghị Vietstock 2018 tại TP HCM sáng nay (18/10).
4. Chè của Trung Quốc không nằm trong danh sách áp thuế 10% của Mỹ
Theo World Tea News, mặt hàng chè không nằm trong danh mục 5.745 hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bị Mỹ áp thuế 10% và có thể sẽ không lọt vào danh sách này. Theo Chủ tịch Hiệp hội Chè Mỹ, việc áp thuế đối với mặt hàng chè khó có thể xảy ra. Ngành chè đang tăng trưởng tại Mỹ, nhưng chưa đủ lớn để phải sử dụng biện pháp bảo hộ.
5. Thế giới tìm cách tăng năng suất gạo với ít nguồn tài nguyên
Với nhu cầu lương thực của thế giới được dự báo sẽ tăng khoảng 70% vào năm 2050, chính phủ các nước và nhiều chuyên gia trong ngành nông nghiệp đang nỗ lực để giúp người nông dân sản xuất nhiều gạo nhưng sử dụng ít tài nguyên hơn.
Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), trong quyết tâm tìm ra giải pháp cho các vấn đề nông nghiệp đặc biệt về sản xuất lúa gạo, đã hợp tác với Corteva Agriscience, bộ phận nông nghiệp của DowDuPont, tại Singapore hôm 16/10, nơi hội nghị lúa gạo quốc tế lần thứ 5 (IRC).
6. Thanh long Long An tăng giá gấp 5 - 6 lần
Chiều 17-10, ông Võ Thanh Hồng, Phó chủ tịch UBND huyện Châu Thành (Long An), cho biết sau mấy tuần tuột giá xuống mức thấp nhất, vài ngày nay, thương lái bắt đầu đi sâu vào vườn thanh long của nông dân để tiếp tục thu mua. "Giá trung bình cao gấp 5-6 lần hồi đầu tháng nên người trồng đã vui trở lại. Tuy nhiên, diện tích cho trái chín (loại chong đèn) không còn nhiều và có dấu hiệu khan hiếm hàng" - ông Hồng nói.
Để tìm hiểu thực tế, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành đã đưa phóng viên đến "thủ phủ" thanh long ruột đỏ thuộc ấp 4, 8 và 9, xã Hiệp Thạnh gặp trực tiếp nhà vườn nghe họ phản ánh giá cả hiện tại trên thị trường.
7. Giá heo bao nhiêu là hợp lý?
Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, trước mắt giá heo khoảng 40.000 - 45.000 đồng/kg và trong dài hạn giá ở 40.000 đồng/kg là hợp lý cho cả đôi bên gồm người chăn nuôi và người tiêu dùng.
Ông cho rằng điều quan trọng là phải kéo giá thành sản xuất xuống còn khoảng 30.000 - 32.000 đồng/kg. Khi đó, nếu giá bán khoảng 40.000 đồng/kg, người chăn nuôi có lãi khoảng 10.000 đồng/kg và người tiêu dùng cũng được hưởng mức giá hợp lý.
Xem thêm |