|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Philippines dự kiến cho phép các nhà bán lẻ nhập khẩu tới 100.000 tấn gạo

07:14 | 17/10/2018
Chia sẻ
Với việc chính phủ có kế hoạch khiến gạo tràn ngập thị trường, Bộ Nông nghiệp Philippines có ý định cho phép các nhà bán lẻ nhập khẩu tới 100.000 tấn gạo để tiếp tục hỗ trợ bình ổn giá.

Bộ trưởng Nông nghiệp Emmanuel Piñol gần đây đã gặp gỡ với Liên đoàn các nhà bán lẻ ngũ cốc của Philippines và thảo luận về khả năng cho phép các nhà bán lẻ trực tiếp nhập khẩu gạo.

“Tôi hỏi họ tại sao không nhập khẩu khi họ là những người đang thực sự bán? Hiện, thương nhân là những người nhập khẩu và sau đó chuyển gạo tới cho các nhà bán lẻ”, ông Piñol trả lời phỏng vấn hôm 16/10.

"Đây là lý do tại sao giá gạo tăng vì các lớp trung gian", ông nói thêm.

Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn sẽ được thảo luận giữa các thành viên của Hội đồng Lương thực Quốc gia (NFA). Ông Piñol đang là chủ tịch của Hội đồng NFA.

Đề xuất của ông Piñol là cho phép các nhà bán lẻ nhập khẩu 50.000 - 100.000 tấn gạo, nằm ngoài khối lượng truy cập tối thiểu.

“Khối lượng cụ thể sẽ tùy thuộc vào họ. Tuy nhiên một khi nguồn cung cuối cùng cũng ổn định và chúng tôi có thể hoàn thành chỉ thị của tổng thống trong việc làm ngập thị trường bằng gạo, chúng tôi sẽ đưa ra một khuyến nghị (nếu chúng tôi vẫn tiếp tục)”, ông Piñol nói.

"Chúng ta cũng không thể làm tổn thương người dân địa phương với quá nhiều gạo nhập khẩu", ông nói thêm.

Tuần trước, Hội đồng NFA đã đồng ý đề xuất mua thêm 350.000 tấn gạo để bán riêng cho các siêu thị.

Nếu nhập khẩu bổ sung cho các nhà bán lẻ sẽ được phê duyệt, tổng khối lượng nhập khẩu trong năm sẽ đạt 1,7 triệu tấn. Con số này gồm cả 500.000 tấn trước đó và 750.000 tấn chưa được đấu thầu.

philippines du kien cho phep cac nha ban le nhap khau toi 100000 tan gao
Ảnh: philstar.com

Sản lượng lúa giảm

Sản lượng lúa và ngô của Philippines sẽ tiếp tục có những trở ngại trong quí III vì việc trì hoãn trồng trọt và ảnh hưởng của thời tiết bất ổn trong thời gian gần đây.

Dựa trên triển vọng mùa màng mới nhất của Cơ quan Thống kê Philippines (PSA), sản lượng lúa trong giai đoạn tháng 7 - 9 có thể đạt 3,25 triệu tấn, giảm 4,2% so với mức 3,39 triệu tấn cùng kì năm trước.

Diện tích thu hoạch có thể giảm 3,4% và năng suất cũng có thể xuống còn 3,94 tấn/ha so với mức 3,98 tấn của năm trước.

“Ảnh hưởng của gió mùa tây nam tăng cường bởi các cơn bão trong giai đoạn sinh sản và trưởng thành của vụ mùa có thể gây ra sự sụt giảm về sản lượng lúa ở hầu hết các tỉnh phía Bắc Luzon. Phần lớn lượng giảm có thể đến từ Nueva Ecija", PSA cho biết.

Trong khi đó, sản lượng ngô trong giai đoạn tháng 7 - 9 dự kiến ​​giảm 16% xuống 2,18 triệu tấn từ mức 2,59 triệu tấn trong năm 2017.

Diện tích cũng có thể giảm còn 784.000 ha và năng suất có thể giảm xuống còn 2,78 tấn/ha từ 2,93 tấn/ha trong năm ngoái.

“Tác động của gió mùa tây nam làm giảm sản lượng ở Negros Oriental, Nam Cotabato và Sarangani có thể góp phần vào sự suy giảm trong sản xuất. Năng suất ở Cebu có thể giảm do độ ẩm đất không đủ trong giai đoạn sinh dưỡng”, theo PSA.

Dự luật thuế gạo

Trong khi đó, Liên đoàn nông dân tự do (FFFC) kêu gọi Thượng viện xem xét lại phiên bản đề xuất của dự luật thuế gạo, sẽ được hoàn thành ngay sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte xác nhận dự luật này là biện pháp ưu tiên.

Thành viên hội đồng quản trị của FFFC, ông Dioscoro Granada, cho biết phiên bản của Thượng viện về cơ bản sẽ loại bỏ bất kỳ hình thức ảnh hưởng nào của chính phủ đến nhập khẩu gạo, giá tiêu dùng và giá bán tại cửa nông trại.

"Làm ngập thị trường với gạo nhập khẩu và cho phép thương nhân nhập khẩu gạo mà không có giới hạn ngay cả trong thời gian thu hoạch thực sự có thể làm giảm giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên như với TRAIN I, dường như có rất ít nghiên cứu về tác động lâu dài của chính sách này đối với nông dân và nền kinh tế nông thôn và tác động lan sang khu vực đô thị khi nông dân di dời buộc phải di chuyển đến các thành phố", ông nói.

Nhóm cũng than phiền về việc thiếu tham vấn nội dung với các bên liên quan trong việc xây dựng dự luật, nói rằng phiên bản của Thượng viện thực sự được soạn thảo bởi Cơ quan Phát triển Kinh tế Quốc gia và Bộ Tài chính, hai cơ quan đang đẩy mạnh để tự do hóa hoàn toàn việc buôn bán gạo.

FFFC vẫn cho rằng, điều quan trọng là bảo vệ quyền hạn của NFA để cấp giấy phép cho các nhà nhập khẩu và trang bị cho chính phủ các công cụ để đáp ứng hiệu quả trong các trường hợp suy sụp và khẩn cấp của thị trường.

Xem thêm

Lyly Cao