|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (1/11): Giá lúa tại cửa nông trại của Philippines chạm đáy 4 tháng, Trung Quốc - thị trường tiêu thụ cà phê tiềm năng của Việt Nam

19:45 | 01/11/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin giá lúa tại cửa nông trại của Philippines xuống mức thấp nhất 4 tháng vào giữa tháng 10. Trung Quốc được nhận định là “miếng bánh ngon” mà các thương hiệu cà phê nổi tiếng muốn giành lấy bằng được.
thi truong hang hoa 111 gia lua philippines cham day 4 thang trung quoc thi truong tieu thu ca phe tiem nang cua viet nam Thị trường hàng hóa (31/10): Giá gas giảm 40.000 đồng/bình 12 kg, Iran xuất khẩu lô gạo đầu tiên kể từ năm 1979

1. Trung Quốc - 'Miếng bánh ngon' của các thương hiệu cà phê lớn, Việt Nam chiếm 80% nguồn cung

Trung Quốc được nhận định là “miếng bánh ngon” mà các thương hiệu cà phê nổi tiếng muốn giành lấy bằng được. Nguồn cung lớn nhất cho Trung Quốc đến từ Việt Nam, chiếm gần 80% tổng lượng nhập khẩu trong giai đoạn 2013 - 2017.

So sánh so với thị trường khác như Mỹ (3,6%), Nhật (1,7%) thì lượng tiêu thụ cà phê của Trung Quốc lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kép đạt 30%.

2. Quặng sắt đang trong thị trường giá lên nhờ nhu cầu thép xây dựng của Trung Quốc tăng đột biến

Ngành sản xuất của Trung Quốc có thể đã chậm lại một chút trong tháng ngày, nhưng ngành xây dựng của quốc gia này có thể đang trong những giai đoạn đầu tiên của sự bùng nổ dưới sự hỗ trợ của chính phủ, nếu mức tăng 20% của giá quặng sắt trong vòng 3 tháng qua là một hướng dẫn.

Vì chỉ được sử dụng để sản xuất thép, quặng sắt là hàng hóa xuất hiện đầu tiên khi một nền kinh tế tăng trưởng hoặc chậm lại, với giá quặng chứa 62% sắt lên đến 76,7 USD/tấn. Đây là một dấu hiệu cho thấy tiềm năng tăng trưởng đáng kể tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ hơn một nửa lượng quặng sắt của thế giới.

3. Còn nhiều rào cản trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật

Đối với mặt hàng sữa, bà Đào Hồng Dịu, đại diện Tiểu ban Thực phẩm và Đồ uống Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam, cho hay sản phẩm sữa nhập khẩu đã qua chế biến của các doanh nghiệp phải trải qua 2 quy trình kiểm tra: Quy trình kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm (thẩm quyền Bộ Công Thương và Bộ Y tế) và quy trình kiểm dịch (thầm quyền thuộc Cục Thú y).

Thời giản chờ kiểm dịch kéo dài tới 1 - 2 tuần, tốn kém nhiều triệu đồng mỗi ngày, lãng phí hàng trăm tỉ đồng và ảnh hưởng tới chất lượng, đặc biệt là các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn như sữa chua, sữa thanh trùng.Trong quá trình kiểm tra phải lấy 5 mẫu, như vậy giá tiền kiểm nghiệm bị đội lên 5 lần.

4. Gỡ nút thắt nông sản Việt khó vào siêu thị

Để nông sản Việt dễ dàng tiếp cận siêu thị một số chuyên gia cho rằng cần xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và phân phối nhằm giảm chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa nông sản. Đồng thời, hình thành hệ thống chợ đầu mối, sàn giao dịch nông sản dể đảm bảo mua bán được công khai, minh bạch, quản lý an toàn thực phẩm.

5. Nga 'mở cửa' trở lại cho thịt bò và thịt lợn từ Brazil

Tổng thống Brazil Michel Temer cho biết chính phủ Nga vừa quyết định nhập khẩu trở lại thịt bò và thịt lợn của Brazil sau lệnh cấm áp dụng từ tháng 12 năm ngoái.

Phát biểu ngày 31/10, Tổng thống Temer đã gửi lời cảm ơn tới sự hỗ trợ của người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước.

6. Giá lúa tại cửa nông trại của Philippines xuống mức thấp nhất 4 tháng vào giữa tháng 10

Tính đến tuần thứ hai của tháng 10, giá lúa trung bình tại cửa nông trại của Philippines đã giảm 3,16% xuống mức thấp nhất trong 4 tháng ở 21,17 peso/kg vì đang trong thu hoạch lúa chính, theo Cơ quan Thống kê Philippines (PSA).

PSA cho biết giá lúa trung bình tại cửa nông trại giảm 0,69 peso từ mức 21,16 peso/kg của tuần trước đó.

Xem thêm

Đức Quỳnh