|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ ra sao sau bầu cử Tổng thống Mỹ?

20:24 | 08/11/2020
Chia sẻ
Sự hồi phục của VN-Index không đi kèm với yếu tố thanh khoản cho thấy dòng tiền của nhà đầu tư vẫn đang tương đối thận trọng, những tác động từ yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tâm lí nhà đầu tư.

Thị trường vừa trải qua một tuần hồi phục tương đối tích cực. Bất chấp những diễn biến khó lường từ các yếu tố bên ngoài, VN-Index vẫn đạt được mức tăng 4 trên 5 phiên giao dịch trong tuần. 

Đóng cửa tuần giao dịch từ ngày 2/11 đến ngày 6/11, VN-Index tăng 12,82 điểm (1,39%) lên mức 938,29 điểm với thanh khoản đạt 1.538 triệu cổ phiếu, tương đương với 30.359 tỉ đồng. HNX-Index có mức tăng mạnh hơn đạt 3,97 điểm (2,93%) lên 139,31 điểm với thanh khoản đạt 198,13 triệu cổ phiếu, trị giá 2.670 tỉ đồng.

Tâm điểm của không chỉ thị trường chứng khoán Việt Nam mà còn của thị trường chứng khoán toàn cầu trong tuần giao dịch này chính là xung quanh diễn biến của cuộc bầu cử tổng Mỹ. 

Việc chiếm được lợi thế lớn trong giai đoạn đầu bầu cử của ông Trump đã giúp VN-Index có được những phiên giao dịch đầu tuần đầy khởi sắc. Sau đó, cùng với diễn biến kéo dài của cuộc bầu cử đã khiến tâm nhà đầu tư duy trì trạng thái thận trọng trong suốt thời gian còn lại tuần giao dịch.

Tuần giao dịch đáng chú ý của khối ngoại khi họ có phiên trở lại mua ròng vào ngày 5/11 đầu tiên sau rất nhiều phiên bán ròng liên tiếp. Đây cũng phiên mua ròng duy nhất của khối ngoại trong tuần này. Lũy kế, khối này bán ròng tổng cộng 1.913 tỉ đồng trên cả hai sàn trong tuần.

Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán tuần 9 - 13/11:

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ ra sao sau bầu cử Tổng thống Mỹ? - Ảnh 1.

Nguồn: CSI

Chứng khoán Bảo Việt (BVS)

Tuần tới, VN-Index dự báo tiếp tục dao động giằng co trong vùng được giới hạn bởi cận dưới 900 - 910 điểm và cận trên 940 - 950 điểm. 

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn có thể tạo ra biến động khó lường đối với thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng trong những phiên đầu tuần tới. 

Mặt khác, nhà đầu tư sẽ bắt đầu hướng sự chú ý đến các thông tin về kết quả kinh doanh quí IV và cả năm 2020 của các doanh nghiệp niêm yết.

Chứng khoán ngân hàng MB (MBS)

Dù mạch tăng đã trở lại nhưng thị trường vẫn duy trì nhịp dao động trong biên độ hẹp dưới ngưỡng cản 940 điểm. Trong phiên cuối tuần này, nhà đầu tư vẫn đang thận trọng sự kiện đáng chú ý là kết quả bầu cử thổng thống Mỹ. Do vậy, kịch bản khả dĩ lúc này là thị trường tiếp tục dao động trong vùng từ 936 điểm đến 940 điểm.

Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI)

Cùng với diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán thế giới trong tuần bầu cử tổng thống Mỹ, VN-Index cũng đã ghi nhận một sự hồi phục tích cực về mặt điểm số. 

Một điểm sáng khác của tuần giao dịch này là khối ngoại đã có phiên mua ròng đầu tiên sau chuỗi hơn 30 phiên bán ròng liên tiếp, dù giá trị tuy nhỏ những cũng là một tín hiệu có thể cho thấy đà bán ròng của khối ngoại có thể dừng lại. 

Trước những yếu tố khả quan trên, sự hồi phục của VN-Index không đi kèm với yếu tố thanh khoản cho thấy dòng tiền của nhà đầu tư vẫn đang tương đối thận trọng, những tác động từ yếu tố bên ngoài có thể tác ảnh hưởng đến tâm nhà đầu tư.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Thị trường có thể tiếp tục giằng co và biến động hẹp ở các phiên giao dịch đầu tuần. 

Đồng thời, thị trường bước vào giai đoạn tích lũy cho thấy dòng tiền sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu và có thể tiếp tục duy trì ở mức thấp cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn nên chú ý vào cổ phiếu và tiết chế việc mua đuổi ở các nhịp tăng. 

Ngoài ra, chỉ báo tâm tiếp tục cải thiện cho thấy chiến lược phù hợp là gia tăng dần tỉ trọng cổ phiếu.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Sơn Tùng

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.