|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (8/3): Áp lực bán diện rộng, VN-Index lùi sâu hơn 25 điểm

15:00 | 08/03/2022
Chia sẻ
VN-Index phiên hay đóng cửa tại mốc thấp nhất ngày hình thành nên một cây nến đỏ đặc. Kết quả này như được dự báo từ trước do thị trường đã nhiều phiên đi ngang với thanh khoản cao mà vẫn chưa có động lực dẫn dắt để vượt đỉnh thì việc kiểm tra lại các vùng giá thấp hơn là điều không tránh khỏi.

Đóng cửa, VN-Index giảm 25,34 điểm (1,69%) còn 1.473,71 điểm, HNX-Index giảm 6,97 điểm (1,54%) xuống 445,89 điểm, UPCoM-Index giảm 0,61 điểm (0,54%) còn 112,61 điểm.

Thị trường chứng khoán (8/3): Áp lực bán diện rộng, VN-Index lùi sâu hơn 25 điểm - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên 8/3. (Nguồn: VNDirect).

Thị trường phiên chiều xóa bỏ hoàn toàn nỗ lực thu hẹp đà giảm của phiên sáng. Áp lực chốt lời phủ lên gần như toàn bộ thị trường và cứ thế kéo chỉ số chính sàn HOSE bốc hơi hơn 25 điểm khi đóng cửa.

Diễn biến theo nhóm ngành, ngân hàng, bất động sản tiếp tục là hai ngành giảm sâu nhất thị trường. Tại nhóm nhà băng, sức ép từ ông lớn VCB cùng loạt mã MBB, BID, VPB, ACB,... khiến thị trường không tránh khỏi cảnh giảm sâu.

Dòng bất động sản nhìn chung cũng giao dịch kém sắc với sắc đỏ chiếm ưu thế. Nhiều cổ phiếu thuộc nhóm được hưởng lợi từ giá hàng hóa như dầu khí, thép, phân bón, than gặp chốt lời mạnh mẽ trong phiên chiều nay.

Ngay cả nhóm chứng khoán dù giao dịch khởi sắc trong phiên sáng nhưng cũng bị đè bán mạnh và hầu hết đều đóng cửa trong sắc đỏ. Một số midcaps như DIG, FRT, YEG, GIL đóng cửa giảm sàn.

Thanh khoản thị trường tiếp tục được đẩy lên cao với tổng giá trị giao dịch đạt 41.360 tỷ đồng, tương đương gần 1,3 tỷ cổ phiếu được mua bán. Tính riêng trên HOSE, giá trị giao dịch là 34.518 tỷ đồng, tăng 9,8%.

VN-Index dừng chân tại mốc thấp nhất ngày hình thành nên một cây nến đỏ đặc. Kết quả này như được dự báo từ trước do thị trường đã nhiều phiên đi ngang với thanh khoản cao mà vẫn chưa có động lực dẫn dắt để vượt đỉnh thì việc kiểm tra lại các vùng giá thấp hơn là điều không tránh khỏi.

Chỉ số chính sàn HOSE lúc này đang chờ đợi phản ứng ở vùng hỗ trợ 1.470 điểm, nếu đánh mất ngưỡng này thì rủi ro ngắn hạn sẽ gia tăng.

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 14,27 điểm (0,95%) còn 1.484,78 điểm, VN30-Index giảm 12,19 điểm (0,81%) còn 1.496,93 điểm.

Áp lực bán diện rộng khiến thị trường chìm sâu trong sắc đỏ, VN-Index có thời điểm rơi khỏi mốc 1.480 điểm. Không riêng gì nhóm vốn hóa lớn, lực bán chốt lời cũng phủ khắp các cổ phiếu midcap và penny khiến tâm lý giao dịch càng thêm ảm đạm.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 6,07 điểm (0,4%) còn 1.492,98 điểm, HNX-Index giảm 1,15 điểm (0,25%) xuống 451,71 điểm, UPCoM-Index giảm 0,01 điểm (0,01%) còn 113,21 điểm.

Thị trường chứng khoán (8/3): Lực bán hạ nhiệt, VN-Index chỉ còn giảm hơn 6 điểm - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 8/3. (Nguồn: VNDirect).

Đà giảm của VN-Index tiếp tục được thu hẹp về cuối phiên sáng. Độ rộng thị trường vẫn nghiêng về bên bán với 558 mã giảm, 399 mã tăng và 169 mã đứng giá tham chiếu. 

Nhìn chung thị trường phiên sáng nay liên tục xuất hiện những pha rung lắc mạnh trước những ảnh hưởng của các thị trường trong khu vực. Ở chiều giảm điểm, cổ phiếu của các nhà băng là nhóm ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index với mức ảnh hưởng giảm gần 3,3 điểm.

Đứng đầu về tỷ lệ mất giá là ông lớn VCB với 2,2%. Cổ đông của Vietcombank chắc hẳn cũng rất sốt ruột, không biết khi nào nhịp điều chỉnh của mã này mới kết thúc. Tính từ vùng đỉnh 95.800 đồng/cp thiết lập trong phiên 25/1, VCB hiện đã bốc hơi khoảng 14% thị giá, giao dịch quanh ngưỡng 83.000 đồng/cp.

Tính đến 11h00, VN-Index giảm 7,93 điểm (0,53%) còn 1.491,12 điểm, UPCoM-Index giảm 4,5 điểm (0,3%) còn 1.504,62 điểm.

VN-Index bất ngờ lao dốc mạnh về giữa phiên sáng với áp lực điều chỉnh đến từ hầu hết các nhóm ngành. Lực cầu phản ứng khá tích cực khi chỉ số chạm mốc 1.485 điểm, dòng tiền từ từ giúp thị trường cân bằng trở lại và hiện chỉ số chính đã được kéo về trên ngưỡng 1.490 điểm.

Sau nhịp bán chốt lời thì cổ phiếu chứng khoán, hóa chất dần lấy lại sắc xanh và phần nào giảm bớt áp lực bán trên thị trường.

Tính đến 9h45, VN-Index giảm 8,26 điểm (0,55%) còn 1.490,79 điểm, HNX-Index giảm 1,35 điểm (0,3%) xuống 451,51 điểm, UPCoM-Index giảm 0,32 điểm (0,28%) còn 112,9 điểm.

Thị trường trong nước mở cửa trong tâm lý khá tiêu cực, VN-Index có thời điểm mất hơn 12 điểm, tuy nhiên đà giảm đang dần thu hẹp với sự hẫu thuận của một số nhóm ngành như phân bón hóa chất, chứng khoán, điện. Chiều ngược lại, hai nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường là ngân hàng, bất động sản tiếp tục là lực cản chính.

Cổ phiếu phân bón tiếp tục giao dịch khởi sắc đầu phiên sáng nay với loạt mã tăng mạnh như LAS (+6,3%), BFC (+2,8%), DCM (+2,6%), VAF thậm chí tăng trần lên 16.900 đồng/cp, trong khi DPM đang chững lại và xanh nhẹ trên tham chiếu.

Sắc xanh lan tỏa ở hầu hết cổ phiếu công ty chứng khoán. Dẫn dầu chiều tăng là nhiều mã vốn hóa nhỏ như DSC, PHS, BMS,... Kế đó, các ông lớn trong ngành như SSI, HCM ghi nhận mức tăng phổ biến 1 - 2%.

Cùng thuộc nhóm hàng hóa cơ bản nhưng nhóm thép đồng loạt điều chỉnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó xu hướng phân hóa đang chi phối nhóm dầu khí với các mã tăng điểm gồm PVC, TDG, OIL, PVD; chiều ngược lại PVS, GAS, BSR, PVT, PVB, PET, PLX,... giao dịch dưới ngưỡng tham chiếu.

Điểm trừ của thị trường hiện tại là việc dòng tiền đang phân hóa cao, chưa thấy sự lan tỏa và chỉ tập trung vào những nhóm cổ phiếu được hưởng lợi nhờ chiến tranh. Đồng thời tình hình chứng khoán thế giới vẫn tương đối bất ổn, biến động của chỉ số chứng khoán Mỹ, châu Âu vẫn phần tiềm ẩn rủi ro với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 7/3 đồng loạt lao dốc khi nhà đầu tư lo lắng giá dầu tăng cao vì xung đột Nga – Ukraine sẽ cản trở tăng trưởng và thổi bùng lạm phát.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 797 điểm, tương đương 2,37%, và kết phiên ở 32.817 điểm. Cổ phiếu tài chính American Express diễn biến tiêu cực nhất khi mất tới gần 8%.

Chỉ số S&P 500 sụt gần 3% và chìm sâu hơn vào vùng điều chỉnh, như thể hiện trong biểu đồ dưới đây. So với đỉnh lịch sử hôm 3/1, S&P 500 hiện đang thấp hơn 12%. Nasdaq Composite cũng mất 3,6% trong phiên vừa qua và hiện đang ở trong vùng thị trường gấu do đã giảm trên 20% so với đỉnh lịch sử.

Thu Thảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.