|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 28/3: YEG giảm sàn, HAG và VNM lao dốc sau tin tức bất lợi, VN-Index vẫn tăng hơn 7 điểm

15:04 | 28/03/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán 28/3, dòng tiền tích cực trong phiên chiều giúp VN-Index nới rộng đà tăng.

Kết phiên, VN-Index tăng 7,07 điểm (0,72%) lên 982,98 điểm; HNX-Index giảm 0,21% xuống 107,34 điểm; UPCoM-Index tăng 0,41% lên 57,39 điểm.

Thị trường chứng khoán 28/3: YEG giảm sàn, HAG và VNM lao dốc sau tin tức bất lợi, VN-Index vẫn tăng hơn 7 điểm - Ảnh 1.

Diễn biến thị trường chứng khoán 28/3. Nguồn: Vietstock Finance

Độ rộng thị trường ghi nhận 336 mã tăng, 291 mã giảm và 173 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 262 triệu đơn vị, tương ứng 4.876 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE khoảng 94,8 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.650 tỉ đồng.

Dòng tiền tích cực vào cuối phiên chiều tại một số mã vốn hóa lớn nhóm bất động sản (VHM, VIC), ngân hàng (VCB, BID, CTG, HDB) hay dầu khí (GAS, PLX) giúp VN-Index tăng điểm. Tuy nhiên, thanh khoản còn khá yếu. Cổ phiếu ITA dẫn đầu thanh khoản sàn HOSE chỉ với hơn 7,8 triệu đơn vị. 

Đáng chú ý, sau chuỗi giảm sàn 13 phiên liên tiếp và 4 phiên phục hồi, cổ phiếu YEG lại đảo chiều về mức giá sàn 105.000 đồng/cp. Cổ phiếu HAG cũng giảm 0,9% sau thông tin CTCP Hoàng Anh Gia Lai bị thu hồi 742 ha đất tại Campuchia để trả cho dân. Thanh khoản HAG khoảng 4,1 triệu đơn vị và được khối ngoại mua ròng nhẹ.

Cùng diễn biến, VNM của CTCP Sữa Việt Nam cũng mất 1% về mức 135.200 đồng/cp sau thông báo GTNfoods không đồng ý đề nghị chào mua công khai 49% vốn điều lệ GTN của Vinamilk.

Trên sàn HNX, cổ phiếu VCG cũng giảm sàn về 25.700 đồng/cp, thanh khoản dẫn đầu với 4,9 triệu đơn vị. 

Thị trường chứng khoán 28/3: YEG giảm sàn, HAG và VNM lao dốc sau tin tức bất lợi, VN-Index vẫn tăng hơn 7 điểm - Ảnh 2.

Diễn biến chứng khoán châu Á phiên 28/3. Nguồn: CNBC

Thị trường chứng khoán châu Á đi xuống sau tin tức lợi suất trái phiếu kì hạn 10 năm của Mỹ chạm mức thấp nhất trong hơn 1 năm.

Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 1,61%, đóng cửa ở mức 21.033,76 điểm do chỉ số của  cổ phiếu của Fanuc giảm 1,32%. Chỉ số Topix cũng giảm 1,59%.

Chứng khoán Trung Quốc cũng khá tiêu cực khi Shanghai Composite giảm 0,92% xuống 2.994,94 điểm và Shenzen Composite giảm 0,90% xuống còn 1.639,72 điểm. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng tăng 0,16%. 

Tính đến 14h, VN-Index tăng 6,74 điểm (0,69%) lên 982,65 điểm; HNX-Index giảm 0,22% về 107,32 điểm; UPCoM-Index tăng 0,16% lên 57,24 điểm.

Lực cầu tiếp tục tăng mạnh trong phiên chiều, cổ phiếu ITA và HSG cùng ghi nhận thanh khoản cao nhất sàn HOSE với hơn 7 triệu đơn vị. Nhóm bất động sản cũng hồi phục tích cực, riêng NVL vẫn giảm 0,5%. Cổ phiếu dầu khí cũng tương tự với GAS, PLX tăng trên 1%. Nhóm thép tích cực tăng trở lại , ngoại trừ POM mất 3,1%, TIS mất 2,8%.

Thị trường chứng khoán tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng gần 3 điểm

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 2,65 điểm (0,27%) lên 978,56 điểm; HNX-Index giảm 0,34% xuống 107,19 điểm; UPCoM-Index tăng 0,07% lên 57,19 điểm.

Toàn thị trường ghi nhận 248 mã tăng, 261 mã giảm và 160 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 138 triệu đơn vị, tương ứng 2.441 tỉ đồng. Bốn mã bluechips gồm VHM, VIC, VCB, BID bật tăng mạnh giúp chỉ số VN-Index giữ sắc xanh.

Thị trường hạ nhiệt nhẹ vào cuối phiên sáng, tuy nhiên, BCG, VHG vẫn giữ giá trần. Nhóm chứng khoán vẫn giao dịch tiêu cực, riêng MBS tăng 0,6%. Tương tự, nhóm dầu khí với cổ phiếu PET tăng 0,1% nhưng các mã còn lại đều giảm điểm. Nhóm điện ghi nhận số ít mã có sắc xanh gồm PPC, REE.

Khối ngoại mua ròng 104 tỉ đồng với khối lượng hơn 3,1 triệu đơn vị, tập trung vào E1VFVN30 (31 tỉ đồng), VHM (19 tỉ đồng), BID (15 tỉ đồng).

Tính đến 10h40, VN-Index tăng 4,59 điểm (0,47%) lên 980,36 điểm; HNX-Index giảm 0,12% còn 107,43 điểm; UPCoM-Index tăng 0,09% lên 57,2 điểm. Lực cầu bất ngờ bật tăng trở lại, nổi bật ở nhóm ngân hàng (VIB, BID, VCB, CTG, TPB), bất động sản (DRH, KDH, NLG, VHM..) và nhóm cổ phiếu thép (HSG, NKG, TLH). Cổ phiếu HSG dẫn đầu thanh khoản sàn HOSE với gần 4,7 triệu đơn vị.

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 1,21 điểm xuống 974,7 điểm; HNX-Index giảm 0,24% xuống 107,3 điểm; UPCoM-Index giảm 0,23% còn 57,02 điểm.

Thị trường chứng khoán chịu áp lực bán ngay đầu phiên, các mã bluechips như VRE, SAB, BID, GAS, CTG đã tác động tiêu cực đến VN-Index. Ngược lại, bộ đôi nhà Vingroup gồm VIC và VHM là trụ đỡ chính của chỉ số. 

Nhóm ngân hàng chỉ ghi nhận sắc xanh tại VIB, VCB, BID. Bất động sản cũng không khả quan hơn, ngoại trừ NVL, VIC, VHM, DRH, NLG tăng điểm.

Trong khi đó, một số mã khác tăng tích cực như FIT, GTN tăng gần 6%. Cổ phiếu OGC cũng tăng 3,8%. Cổ phiếu VHG của CTCP Cao su Quảng Nam tăng trần 8 phiên liên tiếp. 

Phố Wall phiên 27/3 cũng đi xuống khi lợi suất trái phiếu 10 năm thấp nhất kể từ tháng 12/2017. Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 32,14 điểm xuống 25.625,59 điểm và có thời điểm mất tới 232,46 điểm.

S&P 500 giảm 0,5% xuống 2.805,37 điểm. Nasdaq Composite giảm 0,6% còn 7.643,38 điểm do cổ phiếu của Facebook, Amazon, Netflix và Alphabet diễn biến khá tiêu cực dù Apple tăng 0,9%.

Chứng khoán Mỹ 27/3 đi xuống khi lợi suất trái phiếu 10 năm thấp nhất kể từ tháng 12/2017Chứng khoán Mỹ 27/3 đi xuống khi lợi suất trái phiếu 10 năm thấp nhất kể từ tháng 12/2017 Thị trường chứng khoán 27/3: Tâm lí thận trọng, VN-Index chỉ còn tăng hơn 6 điểmThị trường chứng khoán 27/3: Tâm lí thận trọng, VN-Index chỉ còn tăng hơn 6 điểm Giao dịch khối ngoại 27/3: Mua ròng trở lại hơn 130 tỉ đồng trong phiên VN-Index hồi phụcGiao dịch khối ngoại 27/3: Mua ròng trở lại hơn 130 tỉ đồng trong phiên VN-Index hồi phục

Nhật Huyền

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.