|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 26/6: Nhóm ngân hàng kéo tụt chỉ số, VN-Index mất mốc 960 điểm cuối phiên

09:48 | 26/06/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên 26/6, tâm lý giao dịch kém tích cực diễn ra từ đầu phiên khiến các chỉ số giảm nhẹ. Trong khi đó, một nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ hiệp định thương mại như dệt may, thủy sản giao dịch khởi sắc.

Kết phiên, VN-Index giảm 1 điểm (0,1%) xuống 959,13 điểm; HNX-Index giảm 0,19% lên 103,5 điểm; UPCoM-Index tăng 0,34% xuống 55,39 điểm.

Áp lực bán tăng lên vào cuối phiên khiến các chỉ số quay đầu giảm điểm. Toàn thị trường ghi nhận 322 mã tăng giá, 294 mã giảm giá và 160 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản cả phiên đạt 298,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 6.270 tỉ đồng.

Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt giá trị 3.181,6 tỉ đồng. Đáng chú ý, cổ phiếu MBB giao dịch thỏa thuận hơn 71,1 triệu đơn vị với giá trị 1.605,2 tỉ đồng.

Cổ phiếu vốn hóa lớn là nguyên chính khiến thị trường giảm điểm, trong đó cổ phiếu VCB giảm mạnh 2,6% vào cuối phiên và đóng cửa ở mức giá thấp nhất 70.500 đồng/cp. Bên cạnh đó, các mã DPM (-2,8%), HPG (-0,9%), FPT (-0,8%) cũng tác động tiêu cực lên điểm số. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu NVL bứt phá tăng 2,4%, MSN (1,8%), GMD (1,7%), GAS (1,2%), DHG (1,1%).

Bên cạnh đó, cổ phiếu ngân hàng giao dịch kém tiêu cực cũng khiến các chỉ số đi xuống. Xếp sau VCB, cổ phiếu TCB giảm 1,7%, SHB (-1,4%), LPB (-1,3%), STB (-1,2%), MBB (-1,2%).

Trong diễn biến khác, nhóm dầu khí đóng vai trò nâng đỡ thị trường. Các mã PVD, PLX, PVC, GAS, PXS, PVS, PVT, PVB diễn biến tích cực, trong khi OIL, BSR, CNG, PGS và POW đóng cửa trong sắc đỏ.

Phiên hôm nay cũng ghi nhận sự khởi sắc của các nhóm dệt may, thủy sản. Cụ thể, nhóm thủy sản có CMX và HVG tăng trần, ANV, ACL, MPC, FMC, VHC tăng hơn 2%, riêng AAM giảm giá. Trong khi đó, cổ phiếu dệt may đều tăng mạnh với VGT (5,6%), TNG (5,1%), GMC (4%), MSH (3,4%).

Tính đến 14h00, VN-Index tăng 1,8 điểm (0,19%) lên 961,93 điểm; HNX-Index giảm 0,05% lên 104,1 điểm; UPCoM-Index tăng 0,31% xuống 55,37 điểm.

Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đảo chiều tăng điểm giúp mở rộng thêm đà tăng của chỉ số. Cụ thể, cổ phiếu NVL bật tăng 2,2%, MSN (1,7%), GAS (1,6%), DHG (1,4%), MWG (1,4%) và SAB (1,1%).

Cổ phiếu ngân hàng diễn biến tích cực hơn với 4 mã tăng giá gồm BID, BAB, EIB, CTG. Ở chiều ngược lại, các mã VCB, TPB, TCB, HDB giảm giá, tuy nhiên đã có sự hồi phục so với phiên sáng.

Tại nhóm thủy sản, các cổ phiếu HVG, CMX tăng trần, bên cạnh đó VHC, FMC, ANV, ACL, MPC đều tăng hơn 3%. Ngoài ra, các nhóm dệt may, dầu khí, cảng biển duy trì giao dịch tích cực và không có thêm đột biến.

Diễn biến khác, cổ phiếu chứng khoán, phát triển khu công nghiệp giao dịch khá ảm đạm trong phiên hôm nay.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 2,1 điểm (0,22%) lên 962,23 điểm; HNX-Index tăng 0,05% lên 104,2 điểm; UPCoM-Index tăng 0,53% lên 55,49 điểm.

Thanh khoản thị trường đạt 178,2 triệu đơn vị, tương ứng 3.594,7 tỉ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đạt 2.008,5 tỉ đồng, đáng chú ý cổ phiếu MBB được giao dịch thỏa thuận 71 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 1.602,6 tỉ đồng.

Toàn thị trường ghi nhận 276 mã tăng giá, 242 mã giảm giá và 144 mã đứng giá tham chiếu. Nhóm VN30 cân bằng với 14 mã tăng giá và 13 mã giảm giá. Cụ thể, các mã GMD, NVL, DHG, GAS, MSN, CTG tăng hơn 1%, trong khi DPM, ROS, TCB, SBT, VPB chìm trong sắc đỏ.

Thị trường vẫn lình xình cho tới cuối phiên sáng ngoài sự tích cực của các nhóm cổ phiếu thủy sản, dầu khí, đặc biệt là nhóm dệt may. Cụ thể, tất cả cổ phiếu dệt may đều tăng mạnh, trong đó VGT tăng 6,5%, TNG (5,1%), MSH (3,6%), GMC (2,9%), TCM (3,1%) và STK (2,6%).

Đáng chú ý, cổ phiếu SIP giảm 4% xuống 70.000 đồng/cp, chấm dứt chuỗi tăng trần 9 phiên liên tiếp.

Tính đến 10h30, VN-Index giảm 0,57điểm (0,06%) xuống 959,56 điểm; HNX-Index giảm 0,06% xuống 104,09 điểm; UPCoM-Index tăng 0,27% lên 55,35 điểm.

Sau những phút áp lực đầu phiên, thị trường dần cân bằng trở lại. Sự tích cực lan rộng tại nhóm nhiều cổ phiếu, đặc biệt là những nhóm ngành hưởng lợi từ các hiệp định thương mại.

Tại nhóm dệt may, tất cả các cổ phiếu đều tăng mạnh, dẫn đầu là TNG tăng 5.1% lên 20.700 đồng/cp. Theo sau đó, cổ phiếu VGT tăng 4,7%, MSH(3,3%), STK (3%), TCM và GMC (2,9%).

Diễn biến cùng chiều, cổ phiếu thủy sản hiện không có mã nào giảm giá. Trong đó, các mã CMX, MPC, ANV, FMC, VHC, ACL tăng giá, còn lại HVG, ABT, AAM, AGF đang giao dịch tại tham chiếu.

Nhóm cảng biển có TCL tăng 6,6%, GMD (1,9%), VSC (0,5%), các mã còn lại đang đứng giá.

Bên cạnh đó, nhóm dầu khí cũng duy trì sự tích cực, hiện chỉ có PGS và OIL giảm giá.

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 0,2 điểm (0,02%) xuống 959,92 điểm; HNX-Index tăng 0,09% lên 104,24 điểm; UPCoM-Index tăng 0,24% lên 55,33 điểm.

Thị trường mở cửa với tâm lý kém tích cực diễn ra từ đầu phiên khiến các chỉ số đều giảm nhẹ. Sắc đỏ chi phối tại nhiều cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Nhóm VN30 ghi nhận 18 mã giảm giá và 6 mã tăng giá, trong đó các cổ phiếu CII, DPM, ROS, TCB và STB giảm hơn 1%. Ngược lại, các mã DHG, GAS, GMD, HDB và VJC tăng nhẹ, góp phần nâng đỡ chỉ số.

Nhóm ngân hàng hiện có duy nhất HDB tăng giá, trong khi NVB, TCB, STB, BID, VCB, VPB chìm trong sắc đỏ, còn lại SHB, EIB, ACB, VIB đang giao dịch tại giá tham chiếu.

Trong khi đó, cổ phiếu dầu khí ghi nhận sự tích cực nhờ sự hồi phục của giá dầu thô. Đa số các cổ phiếu trong nhóm này đều tăng giá, như GAS, PVS, PVD, POW, PLX, PXS, PET, ngoại trừ OIL, PVT đang giảm nhẹ.

Đáng chú ý, các nhóm dệt may, thủy sản giao dịch khởi sắc sau thông tin hiệp định EVFTA sẽ được ký vào 30/6. Các cổ phiếu trong nhóm dệt may đều tăng hơn 2%, đặc biệt VGT tăng 4,7% và TNG tăng 4,1%. Tại nhóm thủy sản, cổ phiếu MPC dẫn đầu với mức tăng 3,4%, theo sau là ANV, FMC, CMX, VHC và ACL, còn lại HVG, ABT, AAM và AGF đang đứng giá tham chiếu.

Giá xăng dầu hôm nay tiếp tục tăng nhẹ do thị trường kì vọng dữ liệu cho thấy tồn kho dầu thô Mỹ giảm. Tại thời điểm 7h30 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI tăng 0,2% lên 58,4 USD/thùng. Cùng lúc đó, giá dầu Brent tăng 0,3% lên 65,5 USD/thùng.

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 25/6 chứng kiến sự sụt giảm sâu của nhóm cổ phiếu công nghệ sau khi phát biểu của các quan chức cấp cao của Cục dự trữ Liên bang (Fed) cho thấy khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng sau là không cao như nhà đầu tư kì vọng.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 178 điểm, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 31/5.

Chỉ số S&P 500 mất 0,95% trong khi chỉ số Nasdaq Composite giảm mạnh nhất với 1,5%.

Sơn Tùng

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ không buông bỏ VinFast và tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.