Thị trường chứng khoán 20/11: VN-Index vượt 900 điểm sau 10 năm, VIC và VRE là tâm điểm của thị trường
Thị trường chứng khoán 20/11: Liệu có vượt 895 điểm (ảnh minh họa) |
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/11, VN-Index tăng 12,86 điểm đạt 903,55 điểm. Như vậy sau 10 năm VN-Index một lần nữa chinh phục được mốc 900 điểm. Ghi nhận trong phiên ông lớn VIC và VRE là hai cái tên đáng chú ý nhất khi tăng trần, đóng góp không nhỏ vào vào sự bứt phá của thị trường.
Cùng với đó VNM, FPT, BMP, MWG, KDH, MSN cũng có một phiên giao dịch khởi sắc, nhóm dầu khi duy trì sắc xanh từ đầu phiên.
VNM tăng 3.800 đồng lên 187.000 đồng/cp với thanh khoản gần 1 triệu đơn vị. Tập đoàn Jardine Cycle & Carriage Limited (JC&C) mới chi khoảng 133 triệu USD mua hơn 16,46 triệu cổ phiếu VNM để nâng sở hữu lên 10%.
Tính đến 1h55, VN-Index đã vượt mốc 900 điểm khi đạt 901,4 điểm tức tăng hơn gần 10 điểm so với phiên trước đó. Trong đó VNM tiếp tục tăng điểm lên 186.500 đồng/cp, FPT cũng tăng mạnh lên 57.800 đồng/cp, nhóm dầu khí cũng duy trì sắc xanh từ phiên sáng.
VRE và VIC tiếp tục tăng trần trong phiên chiều với thanh khoản kết phiên của VRE hơn 3,1 triệu đơn vị còn VIC hơn 1,9 triệu đơn vị.
TCH tăng lên 18.500 đồng/cp. Theo thông tin mới nhất, TCH sẽ mua tối đa 11 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, thay đổi so với quyết định mua 18 triệu cổ phiếu quỹ vào tháng 10 trước đó.
Vn-Index khó khăn ở ngưỡng 900 điểm
Trong phiên giao dịch sáng 20/11, VN-Index gặp kháng cự mạnh ở mốc 900 điểm, kết phiên đạt 897,33 điểm. Đáng chú ý, VIC và VRE duy trì giá trần từ đầu phiên, BMP tăng mạnh lên 88.400 đồng/cp với dư âm thông tin thoái vốn từ SCIC và được dự báo lọt vào rổ FTSE Vietnam ETF trong kỳ review quý IV/2017.
Trong phiên sáng, số mã giảm ở VN30 lên đến 15. Việc 15 mã ở VN30 giảm điểm cũng góp phần làm chỉ số VN-Index khó qua ngưỡng 900 điểm.
Ở thời điểm 10h30, VN-Index vượt 900 điểm đạt 900,5 điểm nhờ VNM bất ngờ tăng điểm trở lại sau khi giảm vào đầu phiên.
Nhờ hiệu ứng tích cực từ việc SCIC thoái vốn, BMP, VCG đều tăng điểm trong phiên sáng. SCIC đã công bố lộ trình thoái vốn các công ty niêm yết, trong đó BMP, FPT, DMC, NTP đấu giá lần lượt vào 8, 11, 12 và 13/12 và ngày công bố giá khởi điểm lần lượt 28/11, 27/11, 28/11 và 1/12.
Trên sàn UPCoM, SDI có lúc tăng mạnh 8.700 đồng lên 91.000 đồng/cp đánh dấu phiên tăng điểm thứ 2. Từ đầu tháng 11 đến nay, cổ phiếu SDI giảm hơn 20% với 9 phiên giảm điểm liên tiếp. Hiện SDI là cổ đông lớn nhất của Vincom Retail khi nắm giữ 32,25% cổ phần tại đây.
Tính đến 10h20, VN-Index đạt 898,2 điểm khi hứng phấn lan tỏa trên toàn thị trường, ghi nhận nổi bất VIC và VRE tăng kịch trần.
Mở đầu phiên sáng, VN-Index vượt mốc 895 điểm. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn phân hóa khi VIC, MWG, REE, MSN tăng điểm trong khi VNM, FPT, SAB giảm điểm. Nhóm ngân hàng giao dịch tích cực khi CTG, STB, VCB, MBB đều tăng giá.
Dòng cổ phiếu bất động sản và xây dựng giao dịch tích cực khi đồng loạt FCN, DXG, NTL, CII tăng điểm. Giống như vậy, nhóm dầu khí gồm GAS, PVD, PLX, PVS, PVE cũng đều có giá xanh. Ngược lại nhóm thép HSG, HPG, NKG giao dịch kém khả quan.
Thông tin mới đây, PLX đã quyết định góp vốn 300 tỷ đồng, chiếm 100% vốn điều lệ thành lập Tổng CTCP Dịch vụ Xăng dầu Petrolimex. Đồng thời chuyển giao toàn bộ cổ phần sở hữu (trên 51%) tại một số công ty con cho Dịch vụ Xăng dầu Petrolimex quản lý bao gồm Petajico Hà Nội, PTS Hà Tây, PTS Hà Tĩnh, PTS Huế, Petajico Đà Nẵng, PTS Sài Gòn.
LHG tăng lên 17.700 đồng/cp. Mới đây, bà Phạm Thị Như Anh - Phó Tổng giám đốc đã mua gần 150.000 cổ phiếu đồng thời, ông Trần Hồng Sơn - Tổng Giám đốc cũng mua gần 300.000 cổ phiếu. Hai giao dịch này thực hiện ngày 14/11.
OGC tiếp tục kéo dài chuỗi tăng trần từ tuần trước lên 2.200 đồng/cp với thanh khoản cao hơn 7 triệu đơn vị, cao nhất trên HOSE tính tới thời điểm này.