|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (18/3): Cổ phiếu lớn hạ nhiệt, VN-Index đuối sức trước mốc cản 1.470 điểm

11:57 | 18/03/2022
Chia sẻ
Áp lực bán tăng dần sau 14h cùng biến động trong hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETF khiến thị trường nhiễu loạn nhiều hơn về cuối phiên và VN-Index vẫn chưa thể tìm lại mốc 1.470 điểm.

Đóng cửa, VN-Index tăng 7,76 điểm (0,53%) lên 1.469,1 điểm, HNX-Index tăng 5,05 điểm (1,13%) đạt 451,21 điểm, UPCoM-Index tăng 0,1 điểm lên 116,04 điểm.

Thị trường chứng khoán (18/3): Cổ phiếu lớn hạ nhiệt, VN-Index đuối sức trước mốc cản 1.470 điểm - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số giá thị trường kết phiên 18/3. (Nguồn: VNDirect).

Áp lực bán tăng dần sau 14h cùng biến động trong hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETF khiến thị trường nhiễu loạn nhiều hơn về cuối phiên và VN-Index vẫn chưa thể tìm lại mốc 1.470 điểm.

Phiên hôm nay có sự đóng góp không nhỏ của cổ phiếu nhóm bất động sản, ngân hàng khi riêng 2 ngành này đã góp gần 3,7 điểm cho đà tăng của VN-Index. Cổ phiếu của các nhà băng giữ vai trò dẫn dắt tới cuối phiên dù biên độ tăng của các cổ phiếu trong nhóm không quá nổi trội, phần lớn tăng dưới 1%.

Cá biệt có 3 mã tăng vượt trội là NVB tăng 6,5% lên 33.000 đồng/cp, VBB tăng 3,1% lên 16.600 đồng/cp và anh cả VCB cũng tăng 1,4% lên 84.200 đồng/cp. Chiều ngược lại, sắc đỏ phủ lên các cổ phiếu như KLB (-5,9%), EIB (-2,3%), SHB (-2%),...

Hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETF cuối phiên giúp giá trị giao dịch toàn thị trường được đẩy lên mức 29.685 tỷ đồng, tương đương hơn 1,03 tỷ cổ phiếu được mua - bán.

Trong đó, giá trị giao dịch trên HOSE đạt 24.228 tỷ đồng, tăng 13% so với phiên trước và cao hơn 7% so với thanh khoản trung bình trong tuần qua. Nhóm midcaps trở lại hút tiền sau giai đoạn điều chỉnh cũng là yếu tố kích thích dòng tiền giao dịch trong phiên hôm nay.

Liên quan đến giao dịch khối ngoại, giá trị bán ròng nước ngoài cả phiên đạt hơn 200 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng mạnh nhất MSN với gần 234 tỷ đồng, theo sau là VNM (151 tỷ đồng), VIC (148 tỷ đồng)... Ở chiều mua, STB là mã được khối ngoại gom ròng nhiều nhất với giá trị vào ròng hơn 278 tỷ đồng.

Tính đến 14h00, VN-Index tăng 12,08 điểm (0,83%) lên 1.473,42 điểm, VN30-Index tăng 11,23 điểm (0,76%) lên 1.481,15 điểm.

Điểm sáng trong phiên chiều tiếp tục đến từ nhóm vốn hóa lớn. Xu hướng tăng đồng thuận được bảo toàn với nỗ lực dẫn dắt của nhóm bất động sản, theo sau là ngân hàng, dầu khí, chứng khoán.

Dòng tiền hướng sự quan tâm vào nhóm cổ phiếu địa ốc với loạt mã tăng mạnh như HQC (+6,1%), DIG (+4,4%), CEO (+2,2%, QCG (2,2%), ngay cả bluechips như VHM cũng đang nỗ lực củng cố sắc xanh cho thị trường với mức tăng 2,2% lên 75.600 đồng/cp.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 10,7 điểm (0,73%) lên 1.472,04 điểm, HNX-Index tăng 4,63 điểm (1,04%) đạt 450,79 điểm, UPCoM-Index đứng yên tại mốc 115,94 điểm.

Thị trường chứng khoán (18/3): Nhóm vốn hóa lớn bứt tốc, VN-Index tăng gần 11 điểm, cổ phiếu hàng hóa trở lại hút tiền - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số giá thị trường kết phiên sáng ngày 18/3. (Nguồn: VNDirect).

Lực cầu tiếp tục dâng cao về cuối phiên sáng đã nới rộng đà tăng của các chỉ số. VN-Index dừng phiên sáng tăng gần 11 điểm, thanh khoản nhích nhẹ so với phiên trước nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với giá trị giao dịch trung bình trong 1 tháng trở lại đây.

Đà hồi phục mạnh dần về cuối phiên nhờ lực kéo từ các cổ phiếu vốn hóa lớn. Rổ VN30 có 21 mã tăng giá, áp đảo so với 6 mã giảm giá và 3 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, nhiều cổ phiếu tăng trên 2% như FPT, GAS, VHM, VRE, MSN và PNJ.

Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, VBB tăng 2,5% lên 16.500 đồng/cp và là mã tăng mạnh nhất ngành. Kế đó, sắc xanh lan tỏa với BID (+1,6%), ABB (+1,2%), HDB (+1,1%), các mã còn lại tăng với biên độ dưới 1% như CTG, ACB, EIB, NAB, SGB, TCB,...

Tính đến 11h00, VN-Index tăng 8,02 điểm (0,55%) lên 1.469,36 điểm, VN30-Index tăng 8,75 điểm (0,6%) đạt 1.478,67 điểm.

VN-Index tiếp tục dao động trong biên độ hẹp đến giữa phiên sáng. Động lực tăng được hậu thuẫn bởi sắc xanh của nhóm vốn hóa lớn. Rổ VN30 ghi nhận 22 mã tăng/6 mã giảm. Trong đó FPT dẫn đầu chiều tăng với tỷ lệ 3,5%, kế đó là GAS (+2,4%), MSN (+1,9%), PNJ (+1,7%), BID (+1,6%),...

Điểm đáng chú ý trong các phiên giao dịch gần đây là việc thanh khoản sụt giảm mạnh, cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước các biến động khó lường của thị trường thế giới, cũng như thị trường trong nước. Với sự kiện cơ cấu danh mục của các quỹ ETF trong phiên hôm nay, dòng tiền được kỳ vọng sẽ tăng trở lại.

Tính đến 9h50, VN-Index tăng 8,2 điểm (0,56%) lên 1.469,54 điểm, HNX-Index tăng 3,39 điểm (0,76%) đạt 449,56 điểm, UPCoM-Index tăng 0,16 điểm (0,14%) lên 116,11 điểm.

Tiếp nối đà hồi phục trong phiên trước, thị trường chứng khoán phiên sáng nay mở cửa trong tâm lý giao dịch tương đối tích cực. Sắc xanh lan tỏa ở hầu hết các nhóm ngành, đặc biệt áp lực bán tại nhóm cổ phiếu hàng hóa đã không còn xuất hiện.

Cổ phiếu của các nhà băng tiếp tục là trụ đỡ lớn nhất thị trường với mức đóng góp hơn 2 điểm cho VN-Index. Kế đó, họ dầu khí giao dịch hưng phấn trở lại sau nhịp chốt lời trước đó với loạt mã tăng trên 1% như PVS (+3,2%), BSR (+3,1%), PVC (+3%), PVD (+2,6%), GAS (+2,3%),...

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 17/3 tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp khi nhà đầu tư hài lòng với kết quả của cuộc họp Fed và các diễn biến mới về cuộc xung đột ở Ukraine.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng gần 418 điểm, tương đương 1,23%, và kết phiên ở 34.481 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 1,23%, Nasdaq Composite thêm 1,22%.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.