|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 16/1: Hồi phục phiên ATC, VN-Index vẫn thất bại trước mốc cản 910 điểm

15:07 | 16/01/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán 16/1, áp lực bán gia tăng khiến hai sàn giằng co mạnh. Có thời điểm, VN-Index đảo chiều rơi mạnh.
thi truong chung khoan 161 hoi phuc phien atc vn index van that bai truoc moc can 910 diem Nhận định thị trường chứng khoán 16/1: Có thể tiếp tục tăng điểm với ngưỡng kháng cự tiếp 920 điểm
thi truong chung khoan 161 hoi phuc phien atc vn index van that bai truoc moc can 910 diem Thị trường chứng khoán 17/1: FLC thanh khoản đột biến, VN-Index mất gần 7 điểm về sát mốc 900

Kết phiên, VN-Index giảm 0,98 điểm (0,11%) xuống 908,7 điểm; HNX-Index giảm 0,58% xuống 101,99 điểm; UPCoM-Index tăng 0,39% lên 53,32 điểm.

Toàn thị trường chứng khoán ghi nhận 274 mã giảm, 278 mã tăng và 149 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 203 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch khoảng 4.497 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE hơn 56,7 triệu đơn vị, tương ứng 1.663 tỉ đồng giá trị giao dịch.

Cổ phiếu MWG được thỏa thuận gần 7 triệu đơn vị với giá trị 622 tỉ đồng. Ngoài ra, EIB thỏa thuận gần 28 triệu đơn vị tại mức giá 14.100 đồng/cp, tương ứng 394 tỉ đồng.

Lực cầu trở lại từ phiên ATC giúp VN-Index vượt mốc tham chiếu. Tuy nhiên, sắc xanh nhanh chóng biến mất khi lực bán gia tăng. Cổ phiếu OGC và KBC có thanh khoản khá tốt, trung bình gần 4 triệu đơn vị. Ngoài ra, VRE, QCG, HAG, FLC, HAR cũng giao dịch tích cực.

Nhóm ngân hàng với KLB, VPB tăng trên 3%, các mã khác đều chìm trong sắc đỏ hoặc ở mức tham chiếu như HDB, TCB.

Đáng chú ý, các mã chứng khoán (BSI, CTS, HCM, VDS, VCI) hồi phục tích cực trong phiên chiều cùng các mã thủy sản (FMC, MPS, CMX, AAM) tiếp tục tăng mạnh.

Nhóm cổ phiếu họ FLC gồm AMD, FLC, ROS đảo chiều lấy lại sắc xanh dù mức tăng không quá 1%. FLC cũng dẫn đầu thanh khoản thị trường với hơn 10,7 triệu đơn vị khớp lệnh.

Tính đến 14h, VN-Index giảm 2,08 điểm (0,23%) xuống 907,6 điểm; HNX-Index giảm 0,46% xuống 102,11 điểm; UPCoM-Index tăng 0,22% lên 53,23 điểm.

Áp lực bán gia tăng đầu phiên chiều khiến hai sàn đồng loạt lao dốc. VCB và VNM giảm hơn 1% là nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index. Một số mã tăng nổi bật tại các nhóm ngành như KBC, CEO, VDS, PLX, TIS, PPC, HVN... và các mã nhóm thủy sản vẫn giao dịch tích cực, ngoại trừ ANV, HVG, ACL, AAM. Cổ phiếu FLC đã tăng điểm trở lại trong khi cổ phiếu TNG đã đảo chiều giảm 2%.

Khối ngoại thỏa thuận hơn 560 tỉ MWG, VN-Index giằng co quanh tham chiếu

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,25 điểm (0,03%) xuống 909,43 điểm; HNX-Index giảm 0,16% xuống 102,42 điểm; UPCoM-Index tăng 0,13% lên 53,18 điểm.

Độ rộng thị trường khá tiêu cực với 244 mã giảm, 212 mã tăng, 140 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 85 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 2.088 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE hơn 15 triệu đơn vị, tương ứng 754 tỉ đồng.

Một số bất động sản tăng điểm trở lại vào cuối phiên sáng như QCG, KDH, DXG trong khi bộ đôi VIC-VHM vẫn giảm nhẹ.

Bên cạnh đó, nhóm dầu khí, thủy sản, dệt may vẫn giao dịch tích cực. Nổi bật là OIL, PLX, CMX, FMC, MPC, TCM.

Khối ngoại mua ròng gần 537 tỉ đồng trên HOSE, tập trung vào MWG với hơn 532 tỉ đồng. Ngược lại, VJC bị bán ròng nhẹ hơn 11 tỉ đồng. Cổ phiếu MWG được nhà đầu tư nước ngoài thỏa thuận hơn 6 triệu đơn vị tại mức giá 91.600 đồng/cp, tương ứng giá trị giao dịch hơn 565 tỉ đồng.

Cuối năm 2018, CTCP Thế giới di động phát hành thành công 12,73 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP), nâng vốn điều lệ lên gần 4.435 tỉ đồng. Trước đó, tỉ lệ sở hữu nước ngoài tại MWG đã ở mức 49%, do đó việc phát hành này đã giúp nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có cơ hội sở hữu cổ phiếu công ty.

Tính đến 10h40, VN-Index giảm 0,9 điểm (0,1%) xuống 908,77 điểm; HNX-Index giảm 0,01% xuống 102,57 điểm; UPCoM-Index tăng 0,12% lên 53,17 điểm.

Việc VNM, NVL, VHM tiếp tục giảm sâu khiến VN-Index giằng co mạnh. Nhóm VN30 ghi nhận số mã tăng giảm khá cân bằng. Trong đó, VPB dẫn đầu với mức tăng 2,6%. ROS và NVL giảm mạnh nhất với hơn 1%. Cổ phiếu KBC có thanh khoản cao nhất thị trường với gần 3 triệu đơn vị khớp lệnh. Nhóm cố phiếu thủy sản, dệt may (TNG, TCM, CMX, FMC, MPC) giao dịch tích cực từ sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 0,04 điểm còn 909,64 điểm; HNX-Index tăng 0,26% lên 102,86 điểm; UPCoM-Index tăng 0,23% lên 53,22 điểm.

Thị trường tăng điểm nhưng tâm lí giao dịch của nhà đầu tư không thực sự lạc quan. Các cổ phiếu như VIC, VNM, SAB, MSN, VHM đang tạo áp lực giảm điểm lên VN-Index. Ở chiều ngược lại, GAS, PLX và một số mã ngân hàng tích cực tăng điểm và duy trì sắc xanh cho chỉ số.

Cổ phiếu khu công nghiệp (NTC, KBC) hay xây dựng (FCN, HBC) tăng tích cực với thanh khoản tốt. Trong khi đó, bất động sản (VIC, NVL, VHM, PDR) chịu áp lực bán từ đầu phiên.

thi truong chung khoan 161 hoi phuc phien atc vn index van that bai truoc moc can 910 diem Bật mí về chuyến bay đầu tiên của Bamboo Airways

Nhóm cổ phiếu họ FLC cũng giao dịch kém tích cực, ngoại trừ AMD tăng 0,4%, ARt và KLF còn dư mua giá sàn hàng triệu đơn vị. Trưa nay (16/1), hãng hàng không Bamboo Airways thuộc Tập đoàn FLC sẽ tổ chức lễ đón chiếc tàu bay thế hệ mới A321NEO tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Theo chương trình, lễ đón tàu bay sẽ kéo dài từ 11h45 đến 13h.

Phố Wall phiên 15/1 giao dịch tích cực khi ba chỉ số chính cùng tăng điểm nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ, bất chấp sự đi xuống của các cổ phiếu ngân hàng.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 155,75 điểm (0,65%) lên 24.065,59 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,1% lên 2.610,3 điểm. Đây là lần đầu tiên chỉ số này đóng cửa trên 2.600 điểm kể từ ngày 13/12/2018.

Các nhà phân tích cho rằng nếu chỉ số vốn hóa lớn này có thể giữ vững mốc 2.600 điểm thì đó sẽ là dấu hiệu cho thấy thị trường đã hấp thụ xong phần lớn áp lực bán tháo từng gây ra đợt giảm mạnh hồi tháng 12.

Xem thêm

Nhật Huyền