|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (13/5): Bán tháo diện rộng, VN-Index thủng mốc 1.200 điểm với thanh khoản tăng mạnh

13:50 | 13/05/2022
Chia sẻ
Tâm lý thị trường bi quan cực độ trong bối cảnh xu hướng bán tháo diện rộng được kích hoạt. VN-Index thủng mốc 1.200 điểm và có thời điểm rơi hơn 55 điểm. Không riêng gì chỉ số sàn HOSE, HNX-Index và UPCoM-Index cũng đồng loạt lao dốc và chưa thể tìm kiếm vùng cân bằng.

Đóng cửa, VN-Index giảm 56,07 điểm (4,53%) còn 1.182,77 điểm, HNX-Index giảm 13,13 điểm (4,16%) về 302,39 điểm, UPCoM-Index giảm 2,83 điểm (2,93%) về 93,61 điểm.

Các chỉ số chính rơi về vùng giá sâu đến kết phiên vẫn chưa thấy sự phục hồi trở lại. Tâm lý nhà đầu tư tiếp tục bị “gãy đổ” tạo áp lực lên mặt cung của thị trường và nỗ lực “cắt lỗ” đã lan trên diện rộng. Trạng thái nghi ngờ và thận trọng lớn khiến lực cầu vào bắt đáy khá yếu.

Thanh khoản thị trường bùng nổ với giá trị giao dịch cao nhất trong hơn 10 phiên trở lại đây. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 1,09 tỷ đơn vị cổ phiếu, tương đương 25.369 tỷ đồng. Riêng giá trị giao dịch trên sàn HOSE chiếm 22.343 tỷ đồng.

Về chuyển động của khối ngoại, dòng tiền dịch chuyển đến quỹ đầu tư FUEVFVND và các cổ phiếu trong rổ VN30 như CTG, VRE, VNM, SSI… Ngược lại, NĐT nước ngoài quay lại bán ròng STB trong phiên mã này giảm sàn, theo sau là HPG, SHS, PVD, KBS…

Sắc đỏ tràn ngập tất cả các khối ngành. Trong đó, nhóm ngân hàng, bất động sản, dịch vụ tài chính là Top3 ảnh hưởng đến đà giảm của thị trường. 

Tính đến 13h50, VN-Index giảm 45,57 điểm (3,68%) về 1.193,27 điểm, VN30-Index giảm 37,9 điểm (2,96%) còn 1.241,86 điểm.

Tâm lý thị trường bi quan cực độ trong bối cảnh xu hướng bán tháo diện rộng được kích hoạt. VN-Index thủng mốc 1.200 điểm và có thời điểm rơi hơn 55 điểm. Không riêng gì chỉ số sàn HOSE, HNX-Index và UPCoM-Index cũng đồng loạt lao dốc và chưa thể tìm kiếm vùng cân bằng.

Tạm kết phiên sáng, VN-Index giảm 28,36 điểm (2,29%) còn 1.210,48 điểm, HNX-Index giảm 5,05 điểm (1,6%) còn 310,47 điểm, UPCoM-Index giảm 1,24 điểm (1,28%) xuống 95,2 điểm.

Thanh khoản thị trường cải thiện do động thái bắt đáy. Tuy nhiên lực bán vẫn khá lớn khiến cho thị trường dừng phiên sáng giảm mạnh về quanh mốc 1.210.

Thị trường chứng khoán vẫn chưa cho thấy dấu hiệu của sự phục hồi. Đà giảm điểm về cuối phiên sáng tiếp tục nới rộng với sự đổ dốc của các chỉ số chính. VN30 cũng cũng đánh mất sắc xanh ngay giữa phiên.

Rổ VN30 kém sắc khi kết phiên sáng 23 mã giảm, trong đó STB của Sacmbank giảm kịch sàn về 20.450 đồng/cp. Tương tự, nhiều bluechips khác cũng bốc hơi hơn 3% thị giá như BVH, VHM, KDH, GVR, GAS. Ngay cả SAB đứng ngoài vòng xoáy giảm mạnh phiên hôm qua cũng hụt hơi, giảm 3% xuống 160.000 đông/cp trong phiên sáng nay.

Ở phía ngược lại thì hai đại diện nhóm bán lẻ và công nghệ là PNJ và FPT đang hồi phục khá tốt sau phiên đổ dốc chiều qua, tỷ lệ tăng giá lần lượt là 3,2% và 1,8% lúc dừng phiên sáng. Tương tự, sắc xanh cũng được chứng kiến ở các mã như ACB, VNM, VJC, SSI, MBB.

Tính đến 10h30, VN-Index giảm 11,57 điểm (0,93) còn 1.227,27 điểm, VN30-Index tăng 2,3 điểm (0,8%) lên 1.282,06 điểm.

Đến giữa phiên sáng, sắc xanh đã trở lại với nhóm vốn hóa lớn sau nhiều pha rung lắc. Rổ VN30 giao dịch khá cân bằng với 15 mã tăng giá và 15 mã giảm. Sự tích cực đến từ các cổ phiếu FPT, ACB, VNM. Ngược lại, VHM là mã gây áp lực giảm điểm chính cho chỉ số. 

Thanh khoản tăng gấp đôi so với cùng thời điểm phiên hôm qua. Sự vận động này có thể đến từ việc xuống tiền bắt đáy từ các nhà đầu tư với sự kỳ vọng theo sóng hồi kỹ thuật.

Tính đến 9h30, VN-Index giảm 7,11 điểm (0,57%) còn 1.231,73 điểm, HNX-Index giảm 1,77 điểm (0,56%) còn 313,75 điểm, UPCoM-Index giảm 0,15 điểm (0,15%) còn 96,29 điểm.

Sau phiên giảm sâu gần 63 điểm phiên hôm qua, tâm lý giao dịch trên thị trường tiếp tục nhuốm màu bi quan trong phiên sáng nay. VN-Index mở cửa giảm gần 4 điểm và cứ thế lao dốc. Chỉ số có thời điểm rơi về mốc 1.226 điểm nhưng lực cầu bắt đáy đang nỗ lực giúp thị trường lần tìm các điểm cân bằng.

Nhóm vốn hóa lớn có dấu hiệu hồi phục nhẹ sau phiên giảm sốc hôm qua, nhiều bluechips quay lại gồng gánh chỉ số như NVL, VCB, TCB, FPT, VNM. Chiều ngược lại, lực cản cũng có sự góp mặt của các mã trụ như VHM, BID, CTG. 

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 12/5 biến động mạnh sau khi sụt giảm trong phiên 11/5. Dow Jones đóng cửa trong sắc đỏ phiên thứ 6 liên tiếp.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 103,8 điểm, tương đương 0,33%, và kết phiên ở 31.370 điểm. Trong ngày 12/5, có lúc chỉ số blue chip này tăng 80 điểm nhưng cũng có lúc mất hơn 600 điểm.

S&P 500 giảm 0,13% xuống còn 3.930 điểm. Ở chiều ngược lại, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite và chỉ số vốn hóa nhỏ Russell 2000 tăng tương ứng 0,06% và 1,24%.

Bên cạnh chứng khoán Mỹ, nhiều thị trường khác trên thế giới tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh. Song song đó, chính sách siết chặt tiền tệ của Fed cũng khiến cho tài sản rủi ro cao - bitcoin chao đảo, đồng thời ảnh hưởng đến tâm lý thị trường trong nước.

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.