|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 13/3: Dòng tiền bắt đáy kích hoạt, VN-Index chỉ còn giảm hơn 7 điểm, họ FLC đồng loạt tăng trần

10:13 | 13/03/2020
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên cuối tuần tiếp tục lao dốc sau phiên cứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất 33 năm.

Kết phiên, VN-Index giảm 7,47 điểm (0,97%) xuống 761,78 điểm; HNX-Index giảm 0,53% xuống 101,38 điểm; UPCoM-Index giảm 0,84% xuống 50,49 điểm.

Độ rộng thị trường bớt tiêu cực hơn với 299 mã tăng giá, 460 mã giảm giá và 156 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước lên mức 7.381 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE chiếm 1.857 tỉ đồng.

Về cuối phiên, dòng tiền bắt đáy tiếp tục đổ mạnh vào thị trường giúp các chỉ số đều thu hẹp đáng kể đà giảm. Dù vậy, áp lực tâm lí vẫn chưa được cởi bỏ hoàn toàn khi chỉ có HNX30-Index lấy lại sắc xanh.

Nhóm ngân hàng dẫn đầu đà hồi phục với nhiều mã đảo chiều tăng giá như STB, TCB, NVB, HDB, MBB, CTG. Nhiều cổ phiếu VN30 nhóm VN30 cũng lấy lại sắc xanh, điển hình là POW tăng 6,1%. Các nhóm cổ phiếu bất động sản, dầu khí, Viettel, chứng khoán nhìn chung đều thu hẹp đà giảm.

Cổ phiếu "họ FLC" tiếp tục là tâm điểm thị trường với ART, AMD, KLF tăng kịch trần, cổ phiếu HAI tăng lên vùng giá 4.000 đồng/cp. Hàng loạt mã penny khác cũng tăng kịch trần như VCR, KDM, QCG, TSC, ATG.

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 18,53 điểm (2,41%) xuống 750,72 điểm; HNX-Index giảm 1,56% xuống 100,33 điểm; UPCoM-Index giảm 1,16% xuống 50,33 điểm.

Dòng tiền bắt đáy chảy mạnh vào thị trường sau khi các hợp đồng tương lai chỉ số Dow Jones đảo chiều tăng điểm. Nhiều cổ phiếu VN30 đã lấy lại sắc xanh như STB, SAB, REE, FPT, TCB; cả nhóm chỉ còn SBT giảm sàn.

Nhóm penny tiếp tục sôi động với nhiều KVC, PVX, AMD, QCG tăng trần, cùng hàng loạt cổ phiếu lấy lại sắc xanh với thanh khoản cải thiện.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 33,32 điểm (4,33%) xuống 735,93 điểm; HNX-Index giảm 3,42% xuống 98,43 điểm; UPCoM-Index giảm 2,34% xuống 49,73 điểm.

Đà hồi phục được duy trì đến hết phiên sáng, dù mức độ chưa lớn và lan tỏa rộng. Hai cổ phiếu SAB, STB hồi về giá tham chiếu; các mã VHM, FPT, NVL, VNM chỉ còn giảm hơn 2%.

Nhóm ngân hàng cũng lần lượt thoát giá sàn, trong đó các mã STB, TPB, TCB, CTG, SHB có tốc độ hồi nhanh nhất. Nhóm bất động sản ghi nhận các mã L14, VCR lấy lại sắc xanh, trong khi cổ phiếu QCG vẫn duy trì mức giá cao nhất phiên. Cổ phiếu QCG cũng là một hiện tượng trên thị trường chứng khoán khi liên tục tăng trần 12 phiên dù thị trường lao dốc.

Cổ phiếu YEG tiếp tục bứt phá lên 75.700 đồng/cp; các mã penny HAI, HID, AMD, DST cũng duy trì sự tích cực. Ngược lại, đà bán tháo vẫn diễn ra tại nhiều nhóm cổ phiếu như dầu khí, chứng khoán, dệt may, cảng biển, nhóm Viettel.

Độ rộng thị trường phiên sáng ghi nhận 115 mã tăng giá, trong khi có tới 513 mã giảm giá, trong đó 173 mã đang giảm sàn. Thanh khoản phiên sáng cũng tiếp tục ở mức cao với giá trị giao dịch đạt 3.969 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 955 tỉ đồng.

Tính đến 10h50, VN-Index giảm 36,46 điểm (4,74%) xuống 732,79 điểm; HNX-Index giảm 3,13% xuống 98,73 điểm; UPCoM-Index giảm 2,26% xuống 49,77 điểm.

Lực cầu bắt đáy xuất hiện tại một vài cổ phiếu, đặc biệt tại nhóm ngân hàng. Cổ phiếu STB có thời điểm đảo chiều tăng 0,5% lên 10.000 đồng/cp; CTG cũng hồi từ giá sàn lên 21.850 đồng/cp, hiện điều chỉnh trở lại mốc 21.000 đồng/cp.

Nhóm penny giao dịch sôi động với PVX, KVC, SBS, KDM, DST tăng kịch trần, nhiều mã lấy lại sắc xanh như VCR, FIT.

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 43,56 điểm (5,66%) xuống 725,69 điểm; HNX-Index giảm 4,49% xuống 97,34 điểm; UPCoM-Index giảm 2,67% xuống 49,56 điểm.

Các chỉ số tiếp tục giảm sâu ngay từ khi mở cửa, trong đó VN30-Index rơi khỏi mốc 700 điểm về vùng giá năm 2016. Thị trường chìm trong sắc đỏ và xanh sàn với 528 mã giảm gái, 162 mã giảm sàn.

Các cổ phiếu SAB, VNM, FPT, NVL xuất hiện lực đỡ khá tốt với mức giảm thấp hơn so với thị trường chung. Một số mã ngân hàng CTG, TCB, MBB, SHB cũng hồi phục nhẹ từ giá sàn.

Cổ phiếu YEG tăng 5,7% sau phiên tăng trần hôm qua. Sau hợp tác chiến lược với Tân Hiệp Phát, Yeah1 đặt chỉ tiêu doanh thu năm 2020 đạt 78 triệu USD và lợi nhuận sau thuế đạt 5,2 triệu USD, lần lượt tăng 26% và 134% so với kết quả đạt được trong năm 2019.

Bộ đôi cổ phiếu "họ FLC" HAI và AMD tiếp tục ngược dòng bứt phá. Cổ phiếu AMD tăng trần 10 phiên liên tiếp, cổ phiếu HAI cũng tăng 5,8%.

Nhóm penny cũng thu hút dòng tiền tại một số mã như VHG, DST, QCG, HID. Trong đó, cổ phiếu QCG tăng trần 12 phiên liên tiếp.

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 12/3 cũng cắm đầu lao dốc, các chỉ số chính có phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 1987 trở lại đây.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones sụt 2.352,6 điểm, tương đương 9,99% và đóng cửa ở 21.200 điểm. Tính theo số điểm, đây chắc chắn là phiên giảm sốc nhất của chỉ số này trong lịch sử. Tính theo tỉ lệ %, đây là phiên giảm mạnh nhất kể từ "Ngày thứ Hai đen tối" 19/10/1987 khi Dow Jones sụt trên 22%.

Chỉ số S&P 500 giảm 9,51%, đóng cửa phiên 12/3 ở 2.480 điểm, và gia nhập vào "câu lạc bộ thị trường gấu" cùng với chỉ số Dow Jones. Đây cũng là phiên giảm sâu nhất của S&P 500 kể từ năm 1987. Chỉ số Nasdaq Composite cũng mất 9,4% và đóng cửa ở 7.201 điểm.

Sơn Tùng

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ không buông bỏ VinFast và tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.