|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 12/6: Cổ phiếu trụ đồng loạt giảm, VN-Index mất gần 8 điểm, 'họ FLC' hút dòng tiền

09:42 | 12/06/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên 12/6, tâm lý giao dịch kém khởi sắc xuất hiện ngay đầu phiên. Cổ phiếu vốn hóa lớn chìm trong sắc đỏ với các mã giảm giá như ROS, PNJ, VHM, GAS...

Kết phiên, VN-Index giảm 7,9 điểm (0,82%) xuống 954,17 điểm; HNX-Index giảm 0,38% còn 103,56 điểm; UPCoM-Index giảm 0,02% về 55,12 điểm.

Capture

Diễn biến thị trường chứng khoán 12/6. Nguồn: Vietstock Finance

Thị trường ghi nhận 327 mã giảm áp đảo 253 mã tăng, 156 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường cải thiện với 179 triệu đơn vị được khớp, tương ứng giá trị giao dịch đạt 4.489 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt giá trị hơn 1.763 tỉ đồng.

Áp lực bán gia tăng khiến VN-Index giảm mạnh về cuối phiên. Sắc đỏ chi phối tại hầu hết các ngành, đơn cử nhóm ngân hàng có duy nhất HDB đóng cửa tăng điểm.

Bên cạnh đó, nhóm bất động sản 'họ Vingroup' gồm VHM, VIC và VRE giảm mạnh ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số, đặc biệt VHM giảm 2,3% xuống còn 80.000 đồng/cp.

Bên cạnh dòng cổ phiếu bất động sản, thị trường chứng kiến sự giảm điểm của hầu hết các nhóm như dầu khí, ngân hàng, bảo hiểm...

Cổ phiếu dệt may cũng bị bán mạnh trong phiên hôm nay. Cụ thể, cổ phiếu MSH giảm 3,2%, theo sau là STK (-2,6%), TNG (-1,3%), VGT và TCM cùng giảm 1,8%, riêng GMC vẫn giữ được giá tham chiếu.

Diễn biến trái chiều, cổ phiếu "họ FLC" có phiên giao dịch tích cực. Trong đó, cổ phiếu AMD và HAI tăng kịch trần với khối lượng khớp lệnh khủng, lần lượt là 804.240 và 364.920 đơn vị. Ngoài ra, FLC tăng 0,7% trong khi ROS giảm 1,8% và TNI giảm nhẹ 0,8%.

Tính đến 14h, VN-Index giảm 6,32 điểm (0,66%) xuống 955,75 điểm; HNX-Index giảm 0,13% còn 103,81 điểm; UPCoM-Index giảm 0,04% về 55,11 điểm.

Bước sang phiên giao dịch buổi chiều, thị trường vẫn giao dịch lình xình do không có dòng tiền mới gia nhập.

Nhóm bluechips ghi nhận 25/30 mã giảm giá, trong đó giảm mạnh nhất là VHM, SAB, GAS, VCB. Bên cạnh đó, cổ phiếu 'họ Vingroup' diễn biến kém khởi sắc, cụ thể cổ phiếu VIC và VRE giảm lần lượt 0,8% và 0,4%, đặc biệt VHM giảm 2,3% xuống 80.000 đồng/cp.

Diễn biến tương tự tại nhóm ngân hàng và dầu khí, các cổ phiếu vốn hoá lớn như GAS, PLX, VCB, BID, CTG giảm điểm, trong khi các mã với vốn hoá nhỏ hơn chìm trong sắc đỏ.

Phiên giao dịch chiều nay ghi nhận sự tích cực ở nhóm cổ phiếu "họ FLC". Cụ thể, cổ phiếu AMD và HAI tăng kịch trần với khối lượng khớp lệnh khủng, FLC tăng 0,9%, riêng ROS vẫn giảm 2%.

Dòng tiền cũng chuyển hướng vào một số cổ phiếu "giá trà đá" như DRH và TTF cùng tăng 6,8%.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 4,34 điểm (0,45%) xuống 957,73 điểm; HNX-Index giảm 0,1% còn 103,85 điểm; UPCoM-Index tăng 0,13% lên 55,2 điểm.

Nhóm VN30 phân hoá với sắc đỏ áp đảo kéo thị trường giảm điểm. Đơn cử một số mã giảm giá mạnh nhất như PNJ giảm 2,4%, VHM và ROS (2%), GAS (1,7%)... Trong khi đó, MWG và SBT duy trì đà tăng ủng hộ thị trường.

Cổ phiếu 'họ Vingroup' diễn biến kém khởi sắc, cụ thể cổ phiếu VHM và VRE giảm lần lượt 1,95% và 0,28%, riêng VIC đứng giá tham chiếu. 

Diễn biến tương tự tại nhóm ngân hàng, các cổ phiếu vốn hoá lớn như VIC và BID giảm điểm, CTG và TCB giao dịch tại giá tham chiếu trong khi các mã với vốn hoá nhỏ hơn chìm trong sắc đỏ.

Đáng chú ý trong phiên sáng nay, cổ phiếu AMD và TTF tăng kịch trần với khối lượng khớp lệnh khủng. Cụ thể, AMD tăng 6,6% lên 1.770 đồng/cp với 797.570 đơn vị được khớp. Trong khi đó, TTF khớp lệnh hơn 1,5 triệu đơn vị, hiện đang tạm dừng tại giá trần 3.310 đồng/cp.

Tính đến 10h40, VN-Index giảm 1,68 điểm (0,3%) xuống 960,39 điểm; HNX-Index tăng 0,09% lên 104,05 điểm; UPCoM-Index đứng mốc tham chiếu.

Sau những phút giao dịch kém tích cực đầu phiên, lực cầu gia tăng giúp thị trường hồi phục trở lại, trong đó VN30 đã lấy lại được sắc xanh với 15/30 mã tăng. Các cổ phiếu SBT, MWG, EIB, CTD, FPT giao dịch tích cực là động lực giúp thị trường thu hẹp đà giảm, trong khi đó ROS, VHM, DHG, PNJ, SAB vẫn gây áp lực lên các chỉ số.

Nhóm cao su bắt đầu có sự khởi sắc, nổi bật là GVR tăng 5,3%, SRC (3,8%), PHR (2,3%), và DRI (1,2%). Trong khi đó, cổ phiếu dầu khí tiếp tục chịu áp lực bán, chỉ có cổ phiếu PET giữ được được sắc xanh.

Đáng chú ý, cổ phiếu "họ FLC" ghi nhận khối lượng khớp lệnh đột biến tuy nhiên diễn biến trái chiều. Cụ thể, cổ phiếu AMD hiện đang giao dịch tại giá trần với 773.070 đơn vị được khớp và dư mua 560.780 đơn vị, FLC tăng 1,2% với khối lượng khớp lệnh 2,7 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu ROS giảm 2% xuống 30.050 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3 triệu đơn vị.

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 2,9 điểm (0,3%) xuống 959,17 điểm; HNX-Index giảm 0,06% xuống 103,89 điểm; UPCoM-Index tăng 0,07% lên 55,17 điểm.

Tiếp đà giảm điểm hôm qua, thị trường chứng khoán giảm điểm ngay đầu phiên với sự tác động của các cổ phiếu vốn hóa lớn như ROS, PNJ, VHM, GAS...

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu SBT, DPM, MSN, VIC, HDB diễn biến tích cực góp phần thu hẹp đà giảm của chỉ số.

Trong thời gian đầu phiên sáng, hầu hết các nhóm cổ phiếu đều giao dịch phân hóa với thanh khoản yếu.

Cổ phiếu dầu khí giảm điểm với những mã điển hình như GAS, PVS, PVD, BSR, POW...  Giao dịch kém khởi sắc của nhóm dầu khí trùng với diễn biến của giá dầu đêm qua.

Tại thời điểm 7h30 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI tăng 0,02% lên 53,3 USD/thùng. Cùng lúc đó, giá dầu Brent đi ngang ở mức 63,3 USD/thùng.

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 11/6 đóng cửa giảm nhẹ, tạm ngừng đà tăng mạnh từ đầu tháng đến nay.

Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ so với tham chiếu xuống còn 26.048,51 điểm dù trong phiên có lúc đã tăng tới 186 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm gần 0,03% xuống 2.885,72 điểm trong khi chỉ số Nasdaq Compositeđóng cửa ở 7.822,57 điểm, sát dưới mức tham chiếu.Các cổ phiếu công nghiệp mất trung bình 0,9% và là nhóm giảm mạnh nhất trong chỉ số S&P 500, trong đó cổ phiếu Raytheon sụt 5,1%.

Như vậy, chỉ số Dow Jones chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp vừa qua, S&P 500 hiện còn cách đỉnh cao nhất trong phiên 1/5 khoảng 2,4%.

Sơn Tùng

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.