Thị trường chứng khoán (11/5): Lại một phiên 'đảo ngược tình thế', VN-Index vượt mốc 1.300 điểm
Đóng cửa, VN-Index tăng 7,97 điểm (0,62%) lên 1.301,53 điểm, HNX-Index tăng 3,02 điểm (0,92%) đạt 333,04 điểm, UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (0,27%) về 98,79 điểm.
Thị trường chứng khoán lại chứng kiến thêm một phiên đảo ngược tình thế với diễn biến "sáng nắng, chiều mưa". Dù vậy, diễn biến hồi phục phiên thứ hai liên tiếp để ngỏ kỳ vọng VN-Index đã tạo đáy và diễn biến tích cực hơn sẽ đến với thị trường trong các phiên tới đây.
Sau sắc đỏ bao trùm cả phiên sáng, thị trường xuất hiện đà phục hồi dần về cuối phiên chiều. Trong đó, đà tăng của chỉ số chủ yếu đến từ sự đóng góp của các mã trụ như như CTG, FPT, VHM… Chiều ngược lại, MSN, VNM, HPG là các cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chung.
Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên trước, một phần đến từ tâm lý lưỡng lự của nhà đầu tư chưa dám mạnh tay giải ngân sau phiên phục hồi hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 13.049 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE vỏn vẹn 11.520 tỷ đồng, giảm 35% so với phiên trước đó.
Tính đến 13h35, VN-Index tăng 0,07 điểm (0,01%) đạt 1.293,63 điểm, VN30-Index giảm 6,86 điểm (0,51%) còn 1.338,6 điểm.
Thị trường chứng khoán phiên chiều chứng kiến dòng bất động sản hồi phục nhanh chóng, trong đó nhiều mã thậm chí bứt tốc tăng kịch trần như CEO, DIG, HDC, CII, ROS, QCG, LDG,...
Quan sát tại nhóm vốn hóa lớn, VN30-Index giảm ở MSN và VIC là chủ yếu nên chỉ số chỉ hồi nhẹ tuy vậy dòng tiền đầu cơ đã nhen nhóm quay lại thị trường.
Đóng cửa, VN-Index giảm 11,95 điểm (0,92%) về 1.281,61 điểm, HNX-Index tăng 1,25 điểm (0,38%) lên 331,27 điểm, UPCoM-Index giảm 0,72 điểm (0,73%) còn 98,34 điểm.
Áp lực bán chốt lời mạnh dần về cuối phiên kéo VN-Index tụt sâu và có thời điểm rơi về sát mốc 1.278 điểm. Tuy nhiên, lực cầu vẫn chủ động "níu kéo" giúp chỉ số chính chỉ còn giảm gần 12 điểm khi dừng phiên sáng.
Theo quan sát, thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp, giá trị giao dịch trên HOSE phiên sáng nay vỏn vẹn 5.808 tỷ đồng. Tính chung toàn thị trường thì thanh khoản đạt 6.714 tỷ đồng, tương đương hơn 258,4 triệu đơn vị cổ phiếu được mua bán.
Sắc đỏ trùm lên thị trường chung với xu hướng điều chỉnh hiện hữu ở khắp các nhóm ngành. Trong đó, cổ phiếu ngành điện, công nghiệp nặng, bia & đồ uống nổi lên với sắc xanh le lói.
Trên HOSE, phe bán áp đảo với 266 mã giảm (trong đó chỉ có 2 mã giảm sàn), 163 mã xanh và 47 mã đứng gia tham chiếu. Trong khi đó, lực cầu tạm chiếm ưu thế trên HNX với 91 mã xanh, 82 mã đỏ và 54 mã giữ giá không đổi. HNX-Index đóng cửa phiên sáng tăng 0,38%lên 331,27 điểm. Đà tăng này chủ yếu đến từ nỗ lực nâng đỡ của CEO, PVS, THD, L14, vốn là các mã bị bán tháo mạnh trong thời gian vừa qua.
Tính đến 10h40, VN-Index giảm 5,99 điểm (0,46%) về 1.287,57 điểm, VN30-Index giảm 10,93 điểm (0,81%) còn 1.334,53 điểm.
VN-Index lao dốc mạnh hơn về giữa phiên sáng với áp lực bán từ nhóm vốn hóa lớn. Trái với động thái dẫn dắt trong phiên trước, rổ VN30 đỏ lửa trong phiên sáng nay và là tác nhân ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index. Theo quan sát 28/30 mã đang giao dịch trong vùng giá đỏ, trong đó áp lực điều chỉnh mạnh mẽ nhất phải kể đến như MSN, VHM, VIC, BID, GAS,...
Trong khi đó, thanh khoản đang giảm khá mạnh so với phiên trước, tính đến hiện tại giá trị giao dịch trên HOSE chưa đến 3.600 tỷ đồng. Dòng tiền hụt hơi cho thấy nhà đầu tư vẫn đang dè chừng trước xu hướng hiện tại, không khỏi nghi ngờ phiên hôm qua chỉ là nhịp bull trap của thị trường.
Tính đến 9h30, VN-Index tăng 0,24 điểm (0,02%) lên 1.293,8 điểm, HNX-Index tăng 5,17 điểm (1,57%) đạt 335,2 điểm, UPCoM-Index tăng 0,3 điểm (0,3%) lên 99,35 điểm.
Phiên giao dịch hôm qua VN-Index phục hồi khá tốt, thể hiện sự bật nảy tự nhiên của thị trường khi về lại những vùng hỗ trợ cứng. Còn quá sớm đế nhận định VN-Index đã quay lại xu hướng tăng do vẫn chưa nhận được sự đồng thuận về mặt thanh khoản.
Đến đầu phiên sáng nay, VN-Index mở cửa xanh nhẹ trên tham chiếu với nỗ lực hồi phục đến từ nhóm midcap & penny, trong khi nhóm vốn hóa lớn nhúng đỏ sau phiên bùng nổ hôm qua. Theo quan sát, các trụ gồm VCB, VHM, VIC, MSN, GAS thuộc Top5 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số. Trong khi đó, NVL, CTG, TCB đóng vai trò nâng đỡ.
Lực cung liên tục gia tăng làm khó quá trình tìm lại vùng cân bằng của chỉ số, điều này cũng phần nào cho thấy nhà đầu tư vẫn có xu hướng "thoát" hàng ngay khi thị trường xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật.
Quan sát theo nhóm ngành, diễn biến phân hóa phủ bóng lên thị trường với áp lực điều chỉnh đến từ nhóm vốn hóa lớn như bất động sản, chứng khoán, thép, dầu khí,... trong khi nhóm ngân hàng, xây dựng & vật liệu, phân bón, hóa chất,... đang nỗ lực củng cố đà đi lên của thị trường.
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên 10/5 rung lắc mạnh trước ngày Bộ Lao động công bố báo cáo lạm phát tháng 4. Dow Jones đi xuống phiên thứ 4 liên tiếp nhưng S&P 500 và Nasdaq đã hồi phục một phần mức giảm trong ba phiên trước đó.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 85 điểm xuống còn 32.161 điểm, tương đương 0,26%. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite tăng lần lượt 0,25% và 0,98%. Biểu đồ bên trên cho thấy đây là phiên tăng đầu tiên của Nasdaq sau ba phiên giảm liên tiếp.