|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 10/2: VN-Index mất hơn 10 điểm, nhóm dược trở lại xu hướng tăng

10:00 | 10/02/2020
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên đầu tuần đồng loạt giảm điểm sau khi số ca nhiễm virus corona tiếp tục tăng lên.

Kết phiên, VN-Index giảm 10,02 điểm (1,07%) xuống 930,73 điểm; HNX-Index giảm 0,91% xuống 103,97 điểm; UPCoM-Index giảm 0,7% xuống 55,37 điểm.

Xem thêm: Thị trường chứng khoán 11/2

Độ rộng thị trường tiêu cực với 245 mã tăng giá, 368 mã giảm giá và 153 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường giảm đáng kể so với phiên trước, đạt 3.611 tỉ đồng; trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 539 tỉ đồng.

Xu hướng tiêu cực duy trì đến cuối phiên, áp lực bán từ các cổ phiếu vốn hóa lớn khiến VN-Index và VN30-Index mất hơn 10 điểm. Cổ phiếu BID giảm 5,1% trong phiên ATC xuống còn 49.100 đồng/cp; các mã BVH, VPB, VRE, MWG, POW giảm trên 2% trong khi HPG, NVL, SAB lùi về giá tham chiếu.

Nhóm ngân hàng đồng loạt giảm sâu, theo sau BID là SHB, VPB, VIB, MBB, STB. Các mã dầu khí PGS, BSR, POW, PVD, PVT, PVS chìm trong sắc đỏ. Các nhóm cao su, khu công nghiệp cũng ghi nhận xu hướng tiêu cực.

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu dược phẩm và thiết bị y tế DVN, JVC, DHG, DHT, DBD quay trở lại xu hướng tăng giá. Nhóm bất động sản ghi nhận nhiều mã giao dịch khởi sắc như C4G, HBC, L14, CEO, DIG.

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 7,34 điểm (0,78%) xuống 933,41 điểm; HNX-Index giảm 0,78% xuống 104,1 điểm; UPCoM-Index giảm 0,48% xuống 55,49 điểm.

Thị trường tiếp tục giao dịch lình xình trong phiên giao dịch buổi chiều với áp lực bán từ nhóm ngân hàng và các cổ phiếu vốn hóa lớn. Ở chiều ngược lại, hai mã CTD và ROS tiếp tục tăng trần.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 6,63 điểm (0,7%) xuống 934,12 điểm; HNX-Index giảm 0,65% xuống 104,24 điểm; UPCoM-Index giảm 0,32% xuống 55,58 điểm.

Độ rộng thị trường ghi nhận 201 mã tăng giá, 352 mã giảm giá và 115 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường đạt 1.822 tỉ đồng, thấp hơn so với mức 2.517 tỉ đồng phiên sáng trước đó.

Phiên giao dịch buổi sáng diễn biến kém tích cực khi các chỉ số giảm điểm ngay từ đầu phiên, với áp lực từ các mã vốn hóa lớn BID, VNM, VCB, VIC, VHM, VRE. Về cuối phiên sáng, các cổ phiếu CTG, GAS, HPG đảo chiều tăng điểm giúp thu hẹp đà giảm của thị trường.

Ngoài CTG, các cổ phiếu ngân hàng chìm trong sắc đỏ sau khi bứt phá trong tuần trước. Nhóm hàng không cũng chịu áp lực bán trở lại, cổ phiếu NCS giảm 5%, theo sau là NCT, HVN, VJC.

Ở chiều ngược lại, nhóm bất động sản ghi nhận sắc xanh tại các mã HBC, VPH, NHA, DIG, HPX; các mã khu công nghiệp VRG, MH3, NTC, KBC cũng giao dịch khởi sắc. Cổ phiếu dược tiếp tục xu hướng tăng giá, dẫn đầu là mã DVN tăng 10,6%; cổ phiếu JVC tăng trần lên 3.630 đồng/cp.

Tính đến 10h50, VN-Index giảm 5,68 điểm (0,6%) xuống 935,07 điểm; HNX-Index giảm 0,47% xuống 104,43 điểm; UPCoM-Index giảm 0,27% xuống 55,61 điểm.

Bộ đôi CTD, ROS duy trì giao dịch tại giá trần; một số mã vốn hóa lớn cũng đảo chiều tăng giá như HPG, CTG, GAS. Dù vậy, các mã EIB, BID, BVH, POW, VRE, MWG giao dịch kém sắc vẫn khiến chỉ số giảm điểm.

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 8,17 điểm (0,87%) xuống 932,58 điểm; HNX-Index giảm 0,5% xuống 104,4 điểm; UPCoM-Index giảm 0,09% xuống 55,71 điểm.

Thông tin từ Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết, số ca tử vong mới do virus corona trên toàn Trung Quốc đại lục trong ngày hôm qua (9/2) là 97, nâng tổng số người chết lên 908.

Tại Việt Nam cũng vừa ghi nhận thêm một ca nhiễm virus corona vào trưa 9/2. Tổng số ca nhiễm virus corona tại Việt Nam hiện nay là 14, trong đó có 3 trường hợp đã hồi phục và không có trường hợp tử vong.

Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục giảm điểm giữa những lo ngại về tình hình dịch bệnh do virus corona gây ra, VN-Index giảm về gần mốc 930 điểm. Sắc đỏ chi phối tại nhiều nhóm cổ phiếu với 298 mã giảm giá so với chỉ 112 mã tăng giá, trong đó nhóm VN30 có 27 mã giảm và chỉ có 3 mã tăng.

Các cổ phiếu BID, VNM, VCB, GAS và họ Vingroup VIC, VHM, VRE là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm điểm, trong đó các mã BID, VRE giảm trên 2%. Chiều ngược lại, cổ phiếu CTD và ROS tăng kịch trần nhưng không đủ kìm hãm chỉ số giảm điểm.

Theo tin từ CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG), trong tháng 1 vừa qua, sản lượng bán hàng thép xây dựng của công ty đạt mức khiêm tốn 175.800 tấn, giảm gần 30% so với mức 250.000 tấn của tháng 1/2019.

Nguyên nhân, theo Hòa Phát, là hai kì nghỉ Tết với thời gian dài đã ảnh hưởng chung tới kết quả tiêu thụ của các doanh nghiệp thép xây dựng. Cổ phiếu HPG giảm 0,4% sau thông tin, xuống còn 24.250 đồng/cp.

Nhóm ngân hàng tiếp tục điều chỉnh sau những phiên giao dịch bứt phá, hiện không có mã nào tăng giá. Cổ phiếu ACB giảm 1,3% sau khi ngân hàng này chốt ngày tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020 vào ngày 7/4/2020 tại TP HCM; ngày đăng kí cuối cùng để thực hiện quyền tham dự họp là 6/3.

Cổ phiếu tiếp tục là tâm điểm khi ghi nhận phiên tăng trần thứ 18 liên tiếp lên mức giá 66.000 đồng/cp. Ngược lại, hai mã AMD, KLF giảm giá sau thông tin bà Nguyễn Bình Phương từ nhiệm Chủ tịch HĐQT của KLF, người thay thế là ông Nguyễn Đức Công - Tổng Giám đốc của cả KLF và FLC Stone.

Thị trường chứng khoán Mỹ phiên cuối tuần trước giảm sâu giữa những lo ngại về tác động tiêu cực của dịch virus corona đối với nền kinh tế Trung Quốc cũng như toàn cầu. Số liệu việc làm của Mỹ khả quan hơn kì vọng đã không thể giúp thị trường tăng điểm.

Kết phiên 7/2, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 277,26 điểm, tương đương 0,94%, xuống còn hơn 29.100 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite cùng mất 0,54%.

Sơn Tùng

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.