|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (10/11): PLX tăng kịch trần, VN-Index ngược dòng tăng gần 4 điểm nhờ midcap hồi phục

15:00 | 10/11/2021
Chia sẻ
Đà tăng có phần hạ nhiệt cuối phiên chiều do sắc đỏ của nhóm vốn hóa lớn. VN30-Index không thể trụ vững trước áp lực bán mạnh của nhiều cổ phiếu trong rổ, đơn cử như PDR giảm 3,4%, PNJ giảm 2,8% hay HPG đóng cửa mất 2,1% thị giá.

Kết phiên, VN-Index tăng 3,52 điểm (0,24%) lên 1.465,02 điểm, HNX-Index tăng 4,88 điểm (1,13%) lên 437,52 điểm, UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (0,44%) lên 109,66 điểm.

Thị trường chứng khoán (10/11): PLX tăng kịch trần, VN-Index ngược dòng tăng gần 4 điểm nhờ midcap hồi phục - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên 10/11. (Nguồn: VNDirect).

Đà tăng có phần hạ nhiệt cuối phiên chiều do sắc đỏ của nhóm vốn hóa lớn. VN30-Index không thể trụ vững trước áp lực bán mạnh của nhiều cổ phiếu trong rổ, đơn cử như PDR giảm 3,4%, PNJ giảm 2,8% hay HPG đóng cửa mất 2,1% thị giá.

Theo quan sát cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát cũng là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index khi lấy đi gần 1,4 điểm của chỉ số. Không riêng HPG, các cổ phiếu nhóm thép hôm nay đồng loạt chìm trong sắc đỏ. Trong đó, NKG và TVN cùng giảm 3,4%, HSG bốc hơi 2,5%, ngoài ra còn có VGS, TLH, SMC, POM giảm từ 0,6 - 2,1%.

Vận động cùng chiều với nhóm thép, cổ phiếu ngân hàng cũng giao dịch kém sắc trong phiên hôm nay. 15/28 mã đóng cửa dưới ngưỡng tham chiếu, trong đó giảm mạnh nhất là OCB với việc mất đi 2,5% thị giá, kế đó là NAB, LPB, MSB, CTG, ABB, BVB,...

Thanh khoản cải thiện trong phiên chiều giúp giá trị giao dịch trên HOSE chỉ còn giảm hơn 200 tỷ đồng so với phiên trước, ở mức 29.742 tỷ đồng. Tinh chung toàn thị trường thì tổng giá trị giao dịch đạt 36.491 tỷ đồng, tương ứng gần 1,26 tỷ đơn vị cổ phiếu được mua bán.

Liên quan đến giao dịch của NĐT nước ngoài, họ trở lại bán ròng gần 760 tỷ đồng trên HOSE, trong đó dẫn đầu về giá trị rút ròng là POW (355 tỷ đồng), theo sau là loạt bluechips như HPG (126 tỷ đồng), VNM (71,1 tỷ đồng), SSI (50,7 tỷ đồng), PDR (42,6 tỷ đồng),...

Tính đến 14h00, VN-Index tăng 8,47 điểm (0,58%) lên 1.469,97 điểm, VN30-Index tăng 2,75 điểm (0,18%) lên 1.529,88 điểm.

Thị trường chứng khoán phiên chiều chứng kiến đà hồi phục ấn tượng của nhóm vốn hóa vừa, bên cạnh đó nhóm vốn hóa lớn cũng được kéo xanh khiến tâm lý giao dịch thêm hưng phấn. VN-Index được kéo mạnh và tiến tới sát mốc 1.470 điểm.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 1,02 điểm (0,07%) lên 1.462,52 điểm, HNX-Index tăng 1,09 điểm (0,25%) lên 433,73 điểm, UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (0,06%) còn 109,11 điểm.

Thị trường chứng khoán (10/11): PLX tăng trần, họ dầu khí bứt phá kéo VN-Index đảo chiều tăng điểm - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 10/11. (Nguồn: VNDirect).

Cổ phiếu midcap ghi nhận hồi phục, qua đó tạo đà cho VN-Index ngược dòng tăng điểm. Tuy nhiên độ rộng thị trường tiếp tục nghiêng về bên bán khiến thị trường chung vẫn trong trạng thái "xanh vỏ đỏ lòng".

Nhóm vốn hóa lớn diễn biến kém sắc với sắc đỏ chi phối. Dừng phiên sáng, rổ VN30 ghi nhận 15 mã giảm, 12 mã tăng và 3 mã đứng giá tham chiếu.

Trong đó, cổ phiếu PLX của Petrolimex bất ngờ tăng trần lên 58.300 đồng/cp. Đây cũng là mã ảnh hưởng tích cực nhất lên Index phiên sáng nay. Theo sau PLX, các mã POW, GVR, GAS, SSI, STB ghi nhận mức tăng trên 1%. Ở chiều giảm giá, PDR dẫn đầy với tỷ lệ mất giá là 2,5%, kế đến là HPG (1,9%), BVH (1,5%), VJC (1,2%), CTG (0,9%),...

Với diễn biến lình xinh của thị trường chung, thanh khoản có phần dè dặt so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 21.300 tỷ đồng, giảm 4% so với phiên trước. Trong đó thanh khoản sàn HOSE đạt gần 16.980 tỷ đồng, giảm gần 1.000 tỷ đồng so với phiên hôm qua.

Tính đến 10h35, VN-Index tăng 2,12 điểm (0,15%) lên 1.463,62 điểm, VN30-Index giảm 1,32 điểm (0,09%) còn 1.525,81 điểm.

Trong khi nhóm vốn hóa lớn vẫn đang diễn biến giằng co thì cổ phiếu midcap hồi phục giữa phiên giúp VN-Index đảo chiều tăng điểm. Đáng chú ý, thị trường nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của nhóm dầu khí, riêng nhóm này đóng góp hơn 2 điểm cho đà tăng của Index.

Bên cạnh đó, hai cổ phiếu họ dầu khí là PLX và GAS cũng là hai mã ảnh hưởng tích cực nhất lên VN-Index. Tính đến thời điểm hiện tại, PLX tăng kịch trần lên 58.300 đồng/cp, trụ GAS cũng tăng 1,9% lên 121.500 đồng/cp.

Với các nhóm ngành còn lại, thị trường vẫn xảy ra sự phân hóa với diễn biến tăng/giảm đan xen không đồng nhất.

Tính đến 9h50, VN-Index giảm 3,27 điểm (0,22%) còn 1.458,23 điểm, HNX-Index tăng 0,39 điểm (0,09%) lên 433,02 điểm, UPCoM-Index giảm 0,21 điểm (0,2%) còn 108,96 điểm.

VN-Index diễn biến thận trọng ngay đầu phiên sáng với áp lực bán chủ yếu đến từ nhóm vốn hóa lớn, tương tự nhóm midcaps cũng có nhịp điều chỉnh sau chuỗi tăng nóng. Tại nhóm VN30, sắc đỏ đang chiếm ưu thế với 16 mã giảm, trong khi có 10 mã tăng và 4 mã đứng giá tham chiếu.

Dòng tiền tiếp tục hướng sự chú ý vào nhóm chứng khoán với nhiều mã ghi nhận tăng điểm như TCI (2,7%), HAC (2,5%), IVS (2,4%), SSI (2,5%), HCM (2%),... Tương tự, cổ phiếu dầu khí cũng có phiên giao dịch khởi sắc với PVS tăng 3,4%, BSR tăng 2,9%, PVC (2,9%), TDG (1,9%), OIL (1,7%),...

Tuy nhiên, sắc đỏ của nhóm ngân hàng, bất động sản và thép đang lấy đi sắc xanh của chỉ số với mức ảnh hưởng giảm hơn 2,5 điểm.

Trở lại diễn biến quốc tế, thị trường chứng khoán Mỹ ngày 9/11 đồng loạt điều chỉnh sau nhiều phiên tăng liên tục. Nhà đầu tư chốt lời một phần trước khi báo cáo về lạm phát giá tiêu dùng được công bố vào ngày 10/11.

Chỉ số S&P 500 giảm gần 0,4% và kết phiên ở 4.685,25 điểm. Trung bình công nghiệp Dow Jones và Nasdaq Composite cũng mất lần lượt 0,3% và 0,6%.

Cả ba chỉ số đều rơi khỏi đỉnh lịch sử thiết lập trước đó. Phiên đầu tuần 8/11, S&P 500 đóng cửa ở mức điểm kỷ lục lần thứ 64 trong năm 2021 và cũng là lần thứ 8 liên tiếp. Theo CNBC, đây là chuỗi lên đỉnh dài nhất của S&P 500 kể từ tháng 4/2019.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.