|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (1/12): TPB tăng trần, VN-Index đảo chiều tăng gần 7 điểm nhờ lực kéo từ nhóm trụ

14:00 | 01/12/2021
Chia sẻ
Trong phiên khớp lệnh định kỳ ATC, dòng tiền mạnh mẽ tham gia vào nhóm ngân hàng đẩy chỉ số tăng ngược trở lại.

Kết phiên, VN-Index tăng 6,75 điểm (0,46%) lên 1.485,19 điểm, HNX-Index giảm 2,24 điểm (0,49%) còn 455,81 điểm, UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (0,42%) lên 114,58 điểm.

Thị trường chứng khoán (1/12): TPB tăng trần, VN-Index đảo chiều tăng gần 7 điểm nhờ lực kéo từ nhóm trụ - Ảnh 1.

Diễn biến chỉ số giá thị trường kết phiên 1/12. (Nguồn: VNDirect).

Thị trường hồi phục mạnh mẽ về cuối phiên chiều nhờ lực cầu mạnh mẽ từ nhóm vốn hóa lớn. Bên cạnh đó cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ cũng kịp lấy lại sắc xanh ngay trước phút thị trường đóng cửa.

Tại rổ VN30, nhóm bluechips bất ngờ tăng mạnh và đóng cửa tại mức cao nhất phiên. Phe mua đã thắng thế vào phút cuối sau phần lớn thời gian giao dịch giằng co. Số mã tăng áp đảo với 19 cổ phiếu, trong đó TPB tăng kịch trần và kết phiên tại mốc 48.250 đồng/cp.

Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu ngân hàng cũng có pha đảo chiều ngoạn mục như HDB (+4,9%), STB (+3,5%),  MBB (+1,7%), CTG (+1,3%), TCB (+1,2%). Nhóm các nhà băng bất ngờ đổi vai và trở thành nhóm dẫn dắt cho đà tăng của VN-Index trong phiên chiều nay với mức đóng góp hơn 5 điểm.

Cổ phiếu họ dầu khí cũng tiếp đà hồi phục trong phiên hôm nay với loạt mã tăng như PET, PVB, PVS, PVD, PVO, BSR,...

Tại nhóm thép, ngoài HPG và NKG đóng cửa tăng nhẹ thì các mã còn lại như HSG, POM, TLH đóng cửa dưới mốc tham chiếu. Ngoài ra, xu hướng phân hóa xảy ra ở hầu hết các nhóm ngành còn lại.

Điểm còn thiếu ở phiên hôm nay là thanh khoản thị trường chưa thực sự tương xứng với đà tăng của chỉ số. Giá trị giao dịch có phần giảm sút khi tâm lý của nhà đầu tư bị đè nặng bởi các thông tin về dịch bệnh. Cụ thể, thanh khoản toàn thị trường đạt 32.344 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch trên HOSE là 26.593, giảm 23% so với phiên liền trước.

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 1,74 điểm (0,12%) còn 1.476,7 điểm, VN30-Index giảm 1,02 điểm (0,07%) về 1.536,57 điểm.

Nhìn chung thị trường vẫn đang giao dịch giằng co dưới tác động chủ yếu từ nhóm vốn hóa lớn. Dòng tiền tiếp tục phân hóa mạnh mẽ khi chỉ số chính đang giằng co trong biên độ hẹp

Theo quan sát, nhóm bất động sản đã đuối sức trong phiên chiều, thay vào đó cổ phiếu ngân hàng vươn lên dẫn dắt và trở thành nhóm gồng đỡ chỉ số. Cổ phiếu đầu cơ họ FLC đồng loạt tăng mạnh, trong đó có tới 4 mã tăng kịch trần là ROS, AMD, KLF, ART. 

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 3,83 điểm (0,26%) còn 1.474,61 điểm, HNX-Index giảm 3,29 điểm (0,72%) xuống 454,76 điểm, UPCoM-Index giảm 0,16 điểm (0,14%) còn 113,93 điểm.

Thị trường chứng khoán (1/12): Cổ phiếu phân bón hút tiền, VN-Index giảm gần 4 điểm do áp lực bán dâng cao - Ảnh 1.

Diễn biến chỉ số giá thị trường kết phiên sáng ngày 1/12. (Nguồn: VNDirect).

VN-Index đánh mất sắc xanh về cuối phiên sáng khi lực cung tăng cao. Áp lực điều chỉnh hiện hữu ở mọi nhóm cổ phiếu khiến thị trường chưa thể bứt phá.

Khối lượng giao dịch trong phiên sáng đạt gần 628,3 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 18.624  tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch trên HOSE đạt 15.263 tỷ đồng. Sàn HOSE bị sắc đỏ chi phối với 301 mã giảm, 137 mã tăng giá và 58 mã đứng giá tham chiếu. Diễn biến tương tự cũng xảy ra ở sàn HNX và thị trường UPCoM.

Cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt điều chỉnh khiến VN30-Index vẫn đang lình xình tại vùng hỗ trợ 1.530 - 1.540 điểm. Chỉ số đang có dấu hiệu sidewway nhỏ tại vùng này để thăm dò cung cầu. Theo quan sát, VHM, VPB và BID là ba mã tác động tiêu cực nhất lên chỉ số. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, NVL, VCB, SAB đóng vai trò gồng đỡ.

Tính đến 10h50, VN-Index tăng 0,69 điểm (0,05%) lên 1.479,13 điểm, VN30-Index tăng 1,04 điểm (0,07%) lên 1.536,63 điểm.

Hiện tượng phân hóa rõ rét hơn vào giữa phiên sáng. Giá trị giao dịch trên HOSE đang giảm 2.200 tỷ đồng so với phiên hôm trước.

Rổ VN30 cũng đang chia nửa 15 mã xanh và 15 mã đỏ. Trong đó VJC là mã giảm sâu nhất với tỷ lệ mất giá là 2% trong khi VHM giảm 1,2% nhưng là mã tác động tiêu cực nhất lên VN-Index.

Theo quan sát, cổ phiếu phân bón đang thu hút dòng tiền và trở thành điểm sáng giao dịch bên cạnh nhóm cổ phiếu địa tốc. DCM vượt đỉnh lịch sử và hiện đang giao dịch quanh 40.350 đồng/cp, tăng 6,2%. Theo sau là DPM (+4,2%), BFC (+4,1%), LAS (+3,1%0, SFG (+2,2%).

Tính đến 9h50, VN-Index tăng 3,33 điểm (0,23%) lên 1.481,77 điểm, HNX-Index giảm 1,04 điểm (0,23%) còn 457,01 điểm, UPCoM-Index giảm 0,29 điểm (0,25%) lên 113,81 điểm.

Thị trường phiên mở đầu tháng 12 diễn biến khá giằng co do dòng tiền bắt đầu phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Trong khi nhóm vốn hóa lớn và vừa đang ủng hộ cho đà tăng của chỉ số thì áp lực chốt lời đã hiện hữu ở nhóm vốn hóa nhỏ.

Mặc dù VN-Index đang tăng điểm nhưng thị trường vẫn trong trạng thái "xanh vỏ đỏ lòng". Độ rộng thị trường hiện nghiêng về bên bán với 219 mã giảm/179 mã tăng.

Nhóm bất động sản vươn lên dẫn dắt với mức đóng góp hơn 2,7 điểm cho VN-Index. Sắc xanh cũng được chứng kiến ở nhiều nhóm ngành dẫn dắt khác như ngân hàng, chứng khoán, thép, sản xuất thực phẩm,... Trong khi đó sắc đỏ của nhóm bán lẻ, vận tải, du lịch & giải trí, dầu khí,... đang kìm hãm đà tăng của chỉ số.

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 30/11 giảm trên diện rộng sau khi CEO Moderna cho rằng vắc xin hiện nay kém hiệu quả với Omicron và Chủ tịch Fed đề cập khả năng đẩy nhanh tốc độ giảm bơm tiền.

Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones sụt 652 điểm, tương đương 1,86%, và đóng cửa ở gần 34.484 điểm. Cổ phiếu tài chính American Express và phần mềm Salesforce dẫn đầu đà đi xuống, theo CNBC.

Chỉ số S&P 500 mất 1,9%. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm 1,55%. Chỉ số vốn hóa nhỏ Russell 2000 sụt 1,9% khi những cổ phiếu nhạy cảm với tình hình kinh tế vĩ mô bị thiệt hại nặng nề nhất.

Thu Thảo

PGS. TS Nguyễn Hữu Huân: Hạ lãi suất cần cân nhắc đến tỷ giá, tác động từ Fed sẽ có độ trễ
Theo chuyên gia, động thái nới lỏng gần đây của NHNN sẽ giúp hạ lãi suất huy động, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới tỷ giá, nhất là trong bối cảnh Fed hạ lãi suất mới chỉ mang tác động về mặt tâm lý.