|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (1/11): Dòng tiền ồ ạt chảy vào thị trường, VN-Index tụt hơn 5 điểm cuối phiên do lực bán từ nhóm VN30

15:00 | 01/11/2021
Chia sẻ
VN-Index giữ vững được sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch nhưng cú lao dốc cuối phiên của nhóm vốn hóa lớn khiến thị trường chung không thoát khỏi xu hướng điều chỉnh. Dòng tiền cuồn cuộn chảy vào thị trường giúp thanh khoản lên cao đột biến, chỉ xếp sau phiên 20/8.

Kết phiên, VN-Index giảm 5,3 điểm (0,37%) còn 1.438,97 điểm, HNX-Index tăng 3,42 điểm (0,83%) đạt 415,54 điểm, UPCoM-Index tăng 0,57 điểm (0,54%) lên 105,95 điểm.

Thị trường chứng khoán (1/11): Dòng tiền ồ ạt chảy vào thị trường, VN-Index tụt hơn 5 điểm cuối phiên do lực bán từ nhóm VN30 - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên 1/11. (Nguồn: VNDirect).

VN-Index giữ vững được sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch nhưng cú lao dốc cuối phiên của nhóm vốn hóa lớn khiến thị trường chung không thoát khỏi xu hướng điều chỉnh.

Trái với diễn biến của VN-Index, VN30-Index chìm trong sắc đỏ gần như cả phiên với lực bán tăng mạnh và đẩy nhanh hơn về cuối phiên. Đóng cửa, chỉ số rổ VN30 mất tới 15,6 điểm, tương đương giảm 1,02% so với phiên trước và dừng ở mốc 1.516,75 điểm.

Dòng tiền cuồn cuộn chảy vào thị trường giúp thanh khoản dâng cao đột biến, chỉ xếp sau phiên 20/8. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt gần 41.000 tỷ đồng, tương đương gần 1,45 tỷ đơn vị cổ phiếu được giao dịch. Trong đó thanh khoản sàn HOSE đạt hơn 33.700 tỷ đồng, tăng 17% so với phiên cuối tuần trước và tăng tới 46% so với giá trị trung bình trong vòng 1 tháng trở lại đây.

Thị trường chứng khoán (1/11): Dòng tiền ồ ạt chảy vào thị trường, VN-Index tụt hơn 5 điểm cuối phiên do lực bán từ nhóm VN30 - Ảnh 1.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh trong phiên 1/11. (Nguồn: Algo Platform).

Tính đến 14h00, VN-Index tăng 1,16 điểm (0,08%) lên 1.445,43 điểm, VN30-Index giảm 8,52 điểm (0,56%) còn 1.523,83 điểm.

Sang phiên chiều áp lực bán tiếp tục dâng cao khiến thị trường rung lắc nhẹ quanh tham chiếu nhưng nhìn chung độ rộng vẫn cân bằng với tương quan mua bán đồng đều. Dòng tiền cuồn cuộn chảy vào thị trường như thác đổ khiến giá trị giao dịch trên HOSE tính tới hiện tại đã vượt 27.000 tỷ đồng.

Xu hướng phân hóa mạnh đang chi phối thị trường chung với cổ phiếu bất động sản, xây dừng tăng trần hàng loạt, trong khi nhóm thép, bán lẻ, du lịch & giải trí chìm trong sắc đỏ.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 2,44 điểm (0,17%) lên 1.446,71 điểm, HNX-Index tăng 6,48 điểm (1,57%) lên 418,6 điểm, UPCoM-Index tăng 0,4 điểm (0,38%) lên 105,78 điểm.

VN30-Index tiếp tục lao dốc về cuối phiên sáng nhưng VN-Index vẫn duy trì được sắc xanh nhờ lực đỡ từ nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Điểm sáng trong phiên là dòng tiền liên tục luân chuyển và lực cầu mạnh luôn kịp thời xuất hiện khiến chỉ số chính giao dịch trên tham chiếu trong toàn bộ thời gian giao dịch.

Độ rộng thị trường trên HOSE khá cân bằng với 228 mã tăng, 227 mã giảm và 39 mã đứng giá tham chiếu. Tương tự rổ VN30 ghi nhận 15 mã đỏ, 12 mã xanh và 3 mã giữ giá không đổi.

Thanh khoản thị trường phiên sáng nay tiếp tục được đẩy lên cao với gần 23.410 tỷ đồng, tương đương hơn 866 triệu đơn vị cổ phiếu được mua bán. Trong đó giá trị giao dịch tính riêng trên sàn HOSE đạt 19.423 tỷ đồng, tăng gần 11% so với phiên cuối tuần trước.

Giao dịch khối ngoại nhuốm màu ảm đảm khi họ trở lại bán ròng hơn 370 tỷ đồng trên HOSE phiên sáng nay sau khi mua ròng hai phiên liên tiếp. Trong đó, PAN dẫn đầu chiều bán với giá trị đạt gần 79 tỷ đồng, theo sau là NLG (77,6 tỷ đồng), HPG (70,7 tỷ đồng), SSI (61,1 tỷ đồng), VRE (60,2 tỷ đồng)...

Thị trường chứng khoán (1/11): Cổ phiếu xây dựng và vật liệu đồng loạt tăng trần, VN-Index hạ nhiệt do áp lực bán từ nhóm VN30 - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 1/11. (Nguồn: VNDirect).

Tính đến 10h30, VN-Index tăng 2,1 điểm (0,15%) lên 1.446,37 điểm, VN30-Index giảm 3,96 điểm (0,26%) còn 1.528,39 điểm.

Áp lực bán đè nặng lên nhóm bluechips sau khi chỉ số nhích nhẹ qua ngưỡng 1.450 điểm. Các mã giảm mạnh nhất trong rổ VN30 là KDH (2,8%), MSN (2%), HPG (1,4%), ACB (1,2%), MWG (1%),... Trong đó, HPG, MSN và VIC đang là ba cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất lên thị trường, lấy đi tổng cộng 2,5 điểm của VN-Index.

Trong khi đó, nhiều cổ phiếu nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng giao dịch hưng phấn với nhiều mã tăng kịch trần như HBC, DC4, DXV, HU3, LM8, LDG....

Tính đến 10h50, VN-Index tăng 7,49 điểm (0,52%) lên 1.451,76 điểm, HNX-Index tăng 3,13 điểm (0,76%) lên 415,25 điểm.

Thị trường chứng khoán phiên khởi đầu tháng 11 mở cửa trong sự hưng phấn của nhà đầu tư. Tâm lý giao dịch tích cực để ngỏ cơ hội nối dài chuỗi tăng và VN-Index có thể tiếp tục hành trình hướng lên các đỉnh cao mới.

Tuy nhiên lực bán tăng mạnh khi VN-Index áp sát ngưỡng 1.450 điểm. Cũng như dự báo trước đó của các công ty chứng khoán, vùng cản quanh 1.445 - 1.455 có thể làm khó tiến trình đi lên của chỉ số và những nhịp rung lắc sẽ liên tục xuất hiện.

Nhóm bất động sản tiếp tục là nhân tố giúp thị trường trụ vững đà tăng, trong đó tích cực nhất vẫn là VHM với mức đóng góp hơn 1 điểm cho VN-Index. Dòng tiền đầu cơ hoạt động khá tích cực, đăc biệt là các mã ghi nhận diễn biến tăng giá gần đây như HBC, LDG, GEX, HQC, SCR, DIG, TNI, ITA,...

Trong khi đó, cổ phiếu nhóm thép vẫn chịu áp lực điều chỉnh của thị trường chung. Toàn bộ các mã thuộc nhóm này đang giao dịch dưới ngưỡng tham chiếu như NKG (giảm 2%), VGS (1,8%), POM (1,4%), TLH (1,3%), HSG (1,1%), SMC (0,9%)...

Thu Thảo

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.