|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường cà phê phục hồi sau khi chạm đáy 22 tháng vào cuối năm 2017

16:04 | 08/02/2018
Chia sẻ
Báo cáo từ Cơ quan Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy chỉ số giá tổng hợp trung bình tăng 1,4% trong tháng 1, với giá của tất cả nhóm chỉ số đều ghi nhận phục hồi. 
thi truong ca phe phuc hoi sau khi cham day 22 thang vao cuoi nam 2017 Reuters: Sẽ dư thừa cà phê trong niên vụ 2018 – 2019
thi truong ca phe phuc hoi sau khi cham day 22 thang vao cuoi nam 2017 Thị trường cà phê vẫn còn rủi ro giảm giá trong năm 2018
thi truong ca phe phuc hoi sau khi cham day 22 thang vao cuoi nam 2017

Sau khi chạm đáy 22 tháng trong tháng 12/2017, chỉ số giá tổng hợp ICO trung bình hàng tháng đã tăng 1,4% trong tháng 1 lên 15,6 USD cent/pound. Chỉ số bắt đầu tháng ở mức khá cao, đạt 118,83 USD cent /pound; sau đó giảm còn 113,03 USD cent hôm 16/1 trước khi tăng nhẹ trở lại vào cuối tháng.

thi truong ca phe phuc hoi sau khi cham day 22 thang vao cuoi nam 2017

Cùng với đó, giá của nhóm chỉ số tăng trong tháng 1. Cụ thể, giá cà phê Arabica Colombia, cà phê Arabica của các quốc gia khác và cà phê Arabica Brazil đều lần lượt tăng 1,5%, 1% và 1,8% mặc dù giảm nhẹ vào cuối tháng. Giá cà phê Robusta cũng tăng trong tháng trước, với nhóm chỉ số tăng hơn 90 USD cent/pound lần đầu tiên kể từ tháng 11/2017, trước khi dừng ở mức trung bình tháng 88,65 USD cent, tăng 1,2% so với tháng 12/2017.

Mức chênh lệch giữa giá cà phê Arabica và Robusta trong tháng 1, tăng 3,8% lên 48,75 USD cent/pound. Bên cạnh đó, biên đọng của chỉ số giá tổng hợp ICO trong một ngày tăng 0,6% điểm lên 5,7% sau khi giảm trong 5 tháng trước.

thi truong ca phe phuc hoi sau khi cham day 22 thang vao cuoi nam 2017

Tổng sản lượng trong năm mùa vụ 2017 – 2018 ước tính đạt 158,93 triệu bao, so với 157,69 triệu bao đạt được trong mùa vụ trước đó. Trong đó, cà phê Arabica ước tính chiếm 62,2% trong tổng sản lượng mùa vụ này, so với mức 64,8% trong năm 2016 – 2017, trong khi sản lượng cà phê Robusta trên thế giới ước tăng từ 35,2% trong mùa vụ 2016 – 2017 lên 37,8% trong mùa vụ này.

Theo ICO, sản lượng Arabica Colombia giảm 4,6% xuống 15,21 triệu bao và cà phê Arabica Brazil giảm 8,3% xuống 50,95 triệu bao đã cân bằng sự gia tăng 6,6% lên 32,68 triệu bao của sản lượng Arabica từ các quốc gia khác. Trong khi tổng sản lượng cà phê Robusta được dự báo đạt 60,09 triệu bao trong năm mùa vụ 2017 – 2018, tăng 8,2% so với mùa vụ năm ngoái.

Ngoài ra, sản lượng mùa vụ 2017 – 2018 được dự báo tăng tại tất cả các vùng trừ Nam Mỹ, nơi tổng sản lượng ước tính giảm 4,9% so với năm 2016 – 2017 xuống 71,44 triệu bao. Nguyên nhân phần lớn là vì sản lượng tại Brazil giảm còn 51,5 triệu bao, so với mức 55 triệu bao trong năm ngoái.

Conab, cơ quan chính phủ Brazil, công bố ước tính sản lượng đầu tiên của Brazil trong năm mùa vụ 2018 – 2019 ở 56,48 tiệu bao, tăng 25,6 triệu bao so với năm 2017 – 2018. Ước tính của Conab đã bao gồm sự tăng lên của cả sản lượng cà phê Robusta và Arabica. Trong năm 2018 – 2019, mùa vụ cà phê Arabica của Brazil sẽ bước vào giai đoạn tích cực của chu kỳ hai năm. Còn diện tích cây trồng cải thiện ở Espirito Santo, Bahia và Rondonia là những nhân tố chủ chốt đóng góp cho sự gia tăng của mùa vụ cà phê Robusta.

Tại Colombia, sản lượng dự báo đạt 14 triệu bao, giảm 4,3% từ mức 14,63 triệu bao của năm ngoái. Sản lượng của Colombia trong quý I của năm mùa vụ 2017 – 2018 sẽ giảm 10% so với một năm trước, vì sự sụt giảm trong tháng 10 và 11 nhiều hơn đợt tăng nhẹ trong tháng 12. Sản lượng cà phê giảm trong những tháng đó là vì lượng mưa lớn, dù mưa có thể cải thiện mùa vụ mitaca.

thi truong ca phe phuc hoi sau khi cham day 22 thang vao cuoi nam 2017

Báo cáo từ ICO còn cho thấy, sản lượng cà phê của châu Phi được dự báo tăng 4,7% so với năm ngoái lên 17,93 triệu bao. Sản lượng của hai nhà sản xuất lớn nhất trong khu vực được dự kiến đều tăng 4,8% lên 7,65 triệu bao ở Ethiopia và 2,8% lên 5,1 triệu bao tại Uganda. Mùa vụ 2018 – 2019 đánh dầu mùa tăng trưởng thứ 5 của Ethiopia, nhờ đầu tư cho ngành và hỗ trợ từ chính phủ gia tăng.

Sản lượng tại khu vực châu Á và châu Đại Dương ước tính tăng 5,9% lên 47,64 triệu bao. Trong đó, sản lượng cà phê tại Việt Nam tăng 11,6% trong năm 2016 – 2017 lên 28,5 triệu bao. Còn tại Ấn Độ, sản lượng dự kiến tăng 12,3% lên 5,84 triệu bao vì năng suất tăng bởi lượng mưa thích hợp và các cây mới trồng cho kết quả. Sự gia tăng về sản lượng tại Ấn Độ và Việt Nam sẽ cân bằng sự sụt giảm khoảng 6% xuống còn 10,8 triệu bao tại Indonesia.

Về xuất khẩu, trong tháng 12/2017 tổng sản lượng xuất khẩu của thế giới là 10,62 triệu bao, tăng 0,7% so với mức 10,54 triệu bao trong cùng kỳ năm 2016. Như vậy, tổng khối lượng xuất khẩu của quý I năm 2017 – 2018 lên 28,36 triệu bao, giảm 6,7 triệu bao so với năm 2016 – 2017.

thi truong ca phe phuc hoi sau khi cham day 22 thang vao cuoi nam 2017

Trong năm 2017, tổng xuất khẩu đạt 119,63 triệu bao, không đổi so với năm 2016. Xuất khẩu của cả cà phê Arabica Colombia và từ quốc gia khác đều tăng lần lượt 1,4% và 14,2% trong năm. Tuy nhiên, sự gia tăng này đã bị cân bằng bởi sự sụt giảm tại Brazil, với xuất khẩu cà phê Arabica giảm 2,8% và cà phê Robusta giảm 5,8%.

Xuất khẩu từ Brazil trong 2017 đạt 30,64 triệu bao, giảm 10,6% so với 2016, và xuất khẩu của Việt Nam dự kiến giảm 14,4% xuống 23,60 triệu bao. Còn tại Colombia, xuất khẩu cà phê tăng 2,3% so với 2016 lên 13,13 triệu bao; và xuất khẩu của Ấn Đô tăng 7,5% lên 6,54 triệu bao.

Lyly Cao