Thị giá tăng gần 600% trong hai tháng, 'thay máu' lãnh đạo và cổ đông, KPF toan tính gì?
Cổ phiếu không ngừng tăng trần sau khi thay đổi chủ tịch, KPF tiếp tục thay lãnh đạo | |
Cổ phiếu tăng trần liên tục, KPF thay Chủ tịch cùng nhiều vị trí chủ chốt khác |
Cổ phiếu liên tục tăng trần và trao tay, ban lãnh đạo lần lượt từ nhiệm
Từ đầu năm 2017, cổ phiếu KPF đi ngang cho đến tháng 11 bất ngờ tăng mạnh đi kèm thanh khoản cao. Riêng giai đoạn 7/12/2017 - 4/1/2018, KPF đã liên tiếp tăng trần. Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/1/2018, cổ phiếu KPF đạt 36.900 đồng/cp, tăng gần 600% kể từ cuối tháng 11/2017.
Diễn biến giá cổ phiếu KPF tính từ đầu năm 2017 đến nay (nguồn: VNDirect) |
Cũng trong khoảng thời gian thị giá cổ phiếu liên tục lập đỉnh mới, ban lãnh đạo cùng người thân đã liên tục bán ra cổ phiếu KPF bao gồm cả Chủ tịch HĐQT và ban giám đốc.
Ngay đầu tháng 1/2018, KPF thay một loạt nhân sự chủ chốt. Theo đó, dàn ban lãnh đạo cũ sau khi bán ra toàn bộ số cổ phần tại công ty đã xin từ nhiệm. Thay thế cho họ đều là những người đã gom mạnh cổ phiếu KPF vào giai đoạn trước đó.
Ngày 2/2 tới sẽ là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông để tham dự ĐHCĐ thường niên tại CTCP Đầu tư tài chính Hoàng Minh (Mã: KPF) năm 2018 dự kiến tổ chức vào tháng 3. |
Cơ cấu cổ đông tính đến tháng 12/2017, các thành viên trong ban lãnh đạo mới đã sở hữu 11 triệu cổ phần KPF, chiếm 64,1% vốn công ty. Trong đó, Chủ tịch HĐQT mới sở hữu 3,25 triệu cổ phần, tương ứng 18,94% vốn.
Đáng chú ý, ngày 4/1 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM đã đưa KPF vào danh mục các cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do công ty chậm công bố thông tin Báo cáo tài chính bán niên năm 2017.
Lợi nhuận kinh doanh chính dần nhường sân cho hoạt động tài chính
KPF hoạt động chính lĩnh vực như cung ứng vật liệu xây dựng; xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp, khu bất động sản nghỉ dưỡng, kinh doanh bất động sản...
Vào năm 2013, hoạt động KPF không nhiều nổi bật và chỉ đạt lãi ròng hơn 8 triệu đồng. Năm 2014-2015, doanh thu và lợi nhuận bất ngờ tăng vọt gấp hàng chục lần.
Sang năm 2016, mặc dù doanh thu tiếp tục tăng trưởng nhưng lợi nhuận lại giảm gần một nửa so với năm trước đó, trong đó đến chủ yếu từ sụt giảm lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính.
Đến năm 2017, lợi nhuận kinh doanh chính chỉ còn vài trăm triệu đồng, cả năm KPF lãi trên 16 tỷ đồng với đóng góp gần như toàn bộ từ hoạt động đầu tư tài chính.
Biểu đồ cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của KPF qua các năm |
Kết quả kinh doanh bất ngờ tăng vợt vào quý IV/2017, cùng với thời gian giá cổ phiếu KPF làm mưa làm gió.
Trong khi doanh thu thuần không có nhiều thay đổi với 44 tỷ đồng; lợi nhuận gộp chỉ đạt 644 triệu đồng, giảm tới 93% so với cùng kỳ; thì lợi nhuận sau thuế hơn 16,2 tỷ đồng, tăng 300% so với cùng kỳ.
nguồn: Báo cáo tài chính quý IV/2017 |
Kết quả này là nhờ KPF đã thoái toàn bộ vốn tại một loạt công ty liên kết bao gồm CTCP Đầu tư Nam Hà, CTCP Phú Gia Hà Nam, CTCP Đầu tư Nông nghiệp Hà Nam, CTCP Đầu tư phát triển nhà và Đô thị Phú Gia. Đồng thời thực hiện thu hồi và thanh lý tất cả các khoản đầu tư, hợp tác kinh doanh, các khoản vay.
Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng vọt hơn 21 tỷ đồng so với 5,4 triệu đồng cùng kỳ.
Doanh thu từ hoạt động tài chính quý IV/2017 của KPF |
Cơ cấu nguồn vốn và tài sản liên tục biến động
KPF thành lập năm 2009 với vốn điều lệ ban đầu 5 tỷ đồng. Đến năm 2014, KPF bất ngờ tăng vốn từ hơn 16 lên hơn 177 tỷ đồng chủ yếu từ khoản vay nợ dài hạn gần 124 tỷ đồng. Trong đó, khoản vay 85,9 tỷ đồng đến từ cựu Chủ tịch Đoàn Minh Tuấn nhằm để Công ty triển khai các dự án mới.
Năm 2015, ghi nhận thay đổi "chóng mặt" về cơ cấu nguồn vốn tại KPF khi nợ phải trả giảm mạnh xuống 11,5 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu tăng một lượng tương ứng lên hơn 174,1 tỷ đồng.
Hết năm 2015, KPF không còn khoản phải thu dài hạn khác đến từ CTCP Đầu tư Tam Hà và CTCP Phú Gia Hà Nam số tiền 85,5 tỷ đồng (KPF cho vay vào năm 2014).
Cơ cấu nguồn vốn tại KPF qua các năm |
Năm 2017 bước ngoặt kinh doanh nhường sân cho hoạt động đầu tư tài chính. Tình hình tài sản KPF tiếp tục biến động, lượng tiền mặt tăng hơn 26 lần so với thời điểm đầu năm lên gần 137,5 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 90% xuống còn khoảng 7 tỷ đồng.
Tài sản dài hạn giảm trên 60% xuống 67,5 tỷ đồng khi không còn tài sản cố định và chỉ còn khoản đầu tư vào Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm.
Được biết, HĐQT thông qua nhận chuyển nhượng 48% vốn điệu lệ Công ty Cam Lâm, tương ứng 72 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành dự kiến trong tháng 1/2018. Ông Đặng Quang Thái - Tổng giám đốc KPF sẽ đại điện quản lý 45% vốn tại Cam Lâm. Số vốn được ủy quyền quản lý sau khi hoàn tất chuyển nhượng là 139,5 tỷ đồng, tương ứng 93% vốn tại Cam Lâm.
Bên cạnh đó, KPF còn quyết định thực hiện hợp tác kinh doanh với CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Vạn Cát nhằm triển khai các dự án do Vạn Cát tiến hành với số vốn góp 70 tỷ đồng.
Đáng chú ý, sau những lần thoái vốn các công ty con, công ty liên kết trên thì KPF không còn khoản nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn giảm hơn 80% xuống 12,5 tỷ đồng.
nguồn: Báo cáo tài chính quý IV/2017 |