Thấy gì từ việc Nhật Bản, Peru dùng công nghệ 'xịn' để khắc phục thẻ vàng IUU?
Nhật Bản và Peru, hai trong số các quốc gia lớn nhất nói về thủy sản, đang hy vọng hạn chế việc đánh bắt trái phép - không hợp pháp, không báo cáo, và không quản lý (IUU) trong vùng kinh tế của họ thông qua việc tăng cường sử dụng các công nghệ.
Nhật Bản tăng cường giám sát hoạt động đánh bắt phi pháp |
Một tổ chức then chốt trong nỗ lực của cả hai quốc gia này là Global Fishing Watch (GFW), một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế với mục tiêu “tăng cường ổn định đại dương thông qua tăng cường minh bạch”.
Trên nền tảng bản đồ của Global Fishing Watch, được đưa lên website của họ, cho phép bất kì ai xem và tải xuống dữ liệu và điều tra hoạt động đánh bắt toàn cầu trong thời gian gần, miễn phí. GFW được thành lập năm 2015 thông qua hợp tác giữa Oceana, SkyTruth và Google.
Các tin nhắn theo dõi Hệ thống nhận diện tự động (AIS) của GFW từ các con tàu trên đại dương giờ đây được dùng để chống lại vận chuyển bất hợp pháp bên trong và gần vùng kinh tế của Nhật Bản.
Gần đây, GFW kí kết hợp tác với Cơ quan Nghiên cứu và Giáo dục Ngư nghiệp Nhật Bản (FRA) và Trung tâm Quốc gia Australia về Tài nguyên và An ninh Đại dương (ANCORS) tại Đại học Woolonggong nhằm điều tra hoạt động đánh bắt IUU và làm tăng thêm tính minh bạch và sự quản lý trong hoạt động đánh bắt trong khu vực.
Để phát hiện những chiếc tàu trên biển, GFW và các nhà phân tích tại SkyTruth và Google áp dụng các công thức học hỏi tự động cho hơn 30 triệu tin nhắn hệ thống nhận diện tự động (AIS) từ các con tàu đang trên đại dương để tìm ra hoạt động chuyển tàu bị lộ, như việc 2 chiếc tàu cặp ngang nhau đủ lâu để chuyển hàng đánh bắt, thủy thủ hay công cụ.
Những thông tin này được thu thập bởi các thiết bị nhận tín hiệu vệ tinh và chuyển cho GFW để xử lý tự động. Gần như tất cả tàu vận chuyển hàng đông lạnh đều mang theo hệ thống AIS và những tàu này nhận cá có thể được nhận diện và hoạt động của họ sẽ xuất hiện trên bản độ.
Chuyển hàng hóa, thủy thủ và vật dụng giữa hai tàu |
Chuyển tàu không phải lúc nào cũng phi pháp. Tuy nhiên, nó có thể bị lợi dụng nhằm đánh tráo nguồn gốc của thủy sản, theo Tony Long - CEO của Global Fishing Watch.
“Chuyển tàu thường đi kèm và được cấp phép bởi RFMO (các tổ chức quản lý ngư nghiệp trong khu vực). Có những quan ngại đáng kể nếu việc chuyển tàu diễn ra mà không có chính quyền”, theo Long.
Ông nói thêm: “Chuyển tàu thường xảy ra ngoài tầm mắt và ngoài địa phận quốc gia của bất cứ nước nào. Đó là một điểm yếu trong việc giám sát và quản lý hoạt động đánh bắt và có thể tạo ra một bức màn che đậy hoạt động đánh bắt phi pháp và những hoạt động phi pháp vô lương tâm khác, bao gồm buôn lậu và nạn buôn người.
Việc thiếu giám sát hiệu quả và quản lý tạo ra cơ hội cho những kẻ xấu làm che mờ và khống chế dữ liệu trong hoạt động đánh bắt của họ, loài hay lượng đánh bắt, và vị trí đánh bắt”.
Sự hợp tác này cũng sẽ theo dõi việc đánh bắt lưới và những con tàu đánh cá “có đèn đêm” trên Thái Bình Dương bằng cách sử dụng hình ảnh vệ tinh ban đêm đưa ra vị trí và hoạt động của những con tàu có đèn sáng như tàu câu mực.
Câu mực thường được diễn ra trong đêm với ngọn đèn sáng bên trên tàu nhằm thu hút mực và hiện rõ trên bản đồ. Ví dụ, sự tập trung đèn sáng – tàu câu mực Trung Quốc và Đài Loan – có thể được nhìn thấy từ phía đông của vùng kinh tế Nhật (EEZ).
Tàu đánh bắt mực trong đêm |
Ở Peru, Global Fishing Watch cũng tạo ra dấu ấn của mình trong việc chống lại việc đánh bắt IUU. Một bản ghi nhớ được kí kết ngày 3/9 giữa chính quyền Peruvian, GFW, và tổ chức bảo tồn phi lợi nhuận Oceana sẽ cho phép các đối tác này chia sẻ dữ liệu công cộng liên quan và các phương pháp phân tích, bao gồm dữ liệu di chuyển của tàu thuyền, dữ liệu đánh bắt và hình ảnh vệ tinh; hợp tác trên các hoạt động nghiên cứu liên quan, và đăng cách nghiên cứu nhằm tăng cường hiểu biết của quốc tế về hoạt động đánh bắt IUU và ảnh hưởng của nó.
Thông qua hợp tác ba năm theo kế hoạch, các đối tác dự kiến sẽ tạo ra một bức tranh tổng thể rõ ràng hơn về hoạt động đánh bắt trên Thái Bình Dương, bao gồm mô hình hoạt động chuyển thuyền, và tạo ra các kết quả được dùng để thông tin cho hoạt động ra quyết định với các tổ chức quản lý ngư nghiệp trong khu vực.
Ông Long cho hay việc hợp tác đã tạo ra các kết quả. Sử dụng dữ liệu vệ tinh từ Bộ Dò sóng Hình ảnh Hồng ngoại Trực quan (VIIRS) của Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí hậu Quốc gia của Mỹ tích hợp với nền tảng GFW, một nhà nghiên cứu ở văn phòng Lima của Oceana có thể theo dõi một đoàn tàu khoảng 200 con tàu phần lớn là từ Trung Quốc đang đánh bắt mực ở vùng kinh tế ở rìa của Peru. Bằng cách so sánh hình ảnh ban đêm với dữ liệu AIS, nhà nghiên cứu này có thể thấy khoảng 20% tàu Trung Quốc không phát tín hiệu AIS và vì thế có thể đang hoạt động phi pháp.
VIIRS dựa trên vệ tinh bao gồm hai cảm biến khoảng chiếc máy rửa chén bay xung quanh Trái Đất, bắt ánh sáng nhìn thấy và hồng ngoại. Công cụ này có một cảm biến ánh sáng rất nhạy có thể phát hiện ánh sáng trong đêm từ 1 con tàu sáng duy nhất. Các vệ tinh VIIRS có thể tạo hình ảnh toàn bộ đại dương mỗi đêm.
Hình ảnh này cũng cho thấy một số cuộc đột nhập bất hợp pháp bởi các tàu đánh bắt vào vùng biển kinh tế EEZ của Peru. Peru hiện đang sử dụng GFW để hỗ trợ hệ thống giám sát của chính mình.