|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thành phố Bắc Kinh đóng cửa hơn 300 trang trại nuôi lợn

15:53 | 10/04/2018
Chia sẻ
Văn phòng Khảo sát của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) tại Bắc Kinh cho biết thành phố đã đóng cửa 321 trang trại nuôi lợn trong năm 2017 để làm sạch môi trường và tiết kiệm nguồn nước.
thanh pho bac kinh dong cua hon 300 trang trai nuoi lon Trang trại nuôi lợn đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn Global GAP

Theo đó, trong năm 2017, thành phố Bắc Kinh đã cung ứng khoảng 2,42 triệu con lợn cho các lò mổ, giảm 12,1% so với năm trước đó.

Bắc Kinh đã ban hành lệnh cấm nuôi lợn tại nhiều khu vực, với tổng diện tích hơn 5.200 km2, gần 1/3 diện tích thành phố này, ở gần nguồn nước uống chính, các cơ sở hạ tầng quan trọng và các khu vực đông dân.

Chi phí gia tăng, còn giá thịt lợn giảm cũng là các yếu tố khiến nhiều trang trại nuôi lợn phải đóng cửa. Bắc Kinh đã chọn hơn 20 trang trại nuôi lợn để thử nghiệm các công nghệ tiết kiệm nước và xử lý chất thải.

Ngoài ra, xu hướng mua đất nông nghiệp ở nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều giữa bối cảnh “người khổng lồ” châu Á này đang nỗ lực bắt kịp với nhu cầu lương thực tăng nhanh của người dân.

Theo thống kê của các viện nghiên cứu Mỹ như Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ và Tổ chức Heritage Foundation, đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực nông nghiệp ở nước ngoài đã tăng vọt lên ít nhất là 94 tỷ USD kể từ năm 2010, với gần một nửa số đó là đầu tư trong hai năm qua.

Với 1,4 tỷ dân – tương đương 1/5 dân số toàn thế giới, song Trung Quốc lại chỉ sở hữu chưa đến 10% diện tích đất canh tác của cả hành tinh, do đó nước này đã luôn đẩy mạnh công tác mua đất nông nghiệp ở nước ngoài.

Bên cạnh việc nhu cầu tiêu dùng tăng, các vụ bê bối an toàn thực phẩm trong nước đã làm tăng sức hấp dẫn của các sản phẩm nhập khẩu – vốn luôn được cho là an toàn hơn.

Minh Hằng

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'cứu cánh' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, "cứu cánh" cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.