|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp: Cần chính sách, hàng lang pháp lý hỗ trợ

14:25 | 08/04/2018
Chia sẻ
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hồng Hà - Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP Hà Nội tại Ngày hội việc làm hòa nhập người khuyết tật lần thứ VII – 2018 do Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên HN phối hợp với Hội người khuyết tật thành phố, quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày 8/4.
thanh nien khuyet tat khoi nghiep can chinh sach hang lang phap ly ho tro Nơi dạy những kiến thức thực tế để khởi nghiệp
thanh nien khuyet tat khoi nghiep can chinh sach hang lang phap ly ho tro Chàng trai khởi nghiệp để biến nước thải thành tiền
thanh nien khuyet tat khoi nghiep can chinh sach hang lang phap ly ho tro
Nhà tuyển dụng phỏng vấn trực tiếp lao động là người khuyết tật.

Ngày hội việc làm hòa nhập người khuyết tật thu hút gần 50 doanh nghiệp tham gia, tuyển dụng 650 – 800 lao động và tuyển sinh học nghề 370 người. Đây là cơ hội tìm kiếm việc làm, hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật nói chung và thanh niên khuyết tật nói riêng.

Những năm gần đây, việc đáp ứng nhu cầu việc làm của người khuyết tật, đặc biệt là thanh niên khuyết tật tăng lên. Tuy nhiên, vẫn còn phần đông thanh niên khuyết tật chưa có việc làm. Theo đánh giá của ông Nguyễn Hồng Hà - Phó Chủ tịch Hội người khuyết tật HN, nguyên nhân do những khó khăn của người khuyết tật, phía người tuyển dụng và hỗ trợ đào tạo dạy nghề.

Nói về cơ hội việc làm cho người khuyết tật, ông Nguyễn Hồng Hà – Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật Hà Nội cho biết: “Người khuyết tật thường tự tạo việc làm hoặc làm việc tại cơ sở của những người khuyết tật. Có những doanh nghiệp nước ngoài thực hiện tuyển dụng là người khuyết tật nhưng con số này chưa nhiều và chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trên địa bàn TP”.

Tham gia phiên giao dịch việc làm, chị Nguyễn Thị Hồng Vân – Xưởng tranh thêu len tại Quán Thánh cho biết: “Tôi mở xưởng tranh thêu len với 23 nhân công. Đến phiên giao dịch việc làm này tôi mong muốn tuyển dụng 5 người làm thủ công tranh thêu len với mức lương từ 3-4 triệu đồng/tháng tùy theo tay nghề".

"Khi ứng viên là người khuyết tật đến tuyển dụng sẽ được chúng tôi hướng dẫn, đào tạo. Qua làm việc với nhiều bạn khuyết tật, các bạn chỉ chậm hơn về tốc độ chứ không hề thua kém về sự khéo tay hay kỹ năng”, chị Hồng Vân cho biết thêm.

Không chỉ khởi nghiệm được nhân rộng trong lực lượng thanh nhiên, mà thanh niên khuyết tật cũng được hỗ trợ khởi nghiệp. Đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Hà nhấn mạnh: “Chúng tôi động viên thanh niên khuyết tật đang tạo việc làm, start up nhỏ khởi nghiệp làm sao có thể cạnh tranh được với thị trường lao động. Cần cơ chế riêng cho thanh niên khởi nghiệp như vốn vay, chương trình đào tạo nâng cao năng lực có được kiến thức lớn hơn duy trì phong trào lập nghiệp của mình. Khởi nghiệp vốn khó khăn, đối người khuyết tật còn khó khăn hơn. Từ đó cần tạo hành lang pháp lý, chính sách ưu tiên hỗ trợ cho khởi nghiệp của chúng ta giảm đi khó khăn tìm kiếm việc làm”.

Hoa Lê