|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thách thức và cơ hội của ngành thủy sản khi dịch do virus corona bùng phát

16:03 | 04/02/2020
Chia sẻ
Ngành thủy sản chịu tác động lớn từ dịch virus corona khi tốc độ tiêu thụ hàng chậm lại và tồn kho tăng lên. Tuy nhiên, ngành cũng có một số cơ hội đến từ hàng đông lạnh và cá ngừ.

Tiêu thụ hàng thủy sản bị chậm lại

Tại "Hội nghị thúc đẩy thương mại phát triển sản xuất nông sản trước tác động của dịch bệnh corona", ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết dịch do virus corona ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu của các công ty thủy sản, đặc biệt là việc bán hàng sang Trung Quốc. 

Thách thức và cơ hội của ngành thủy sản trong dịch virus corona - Ảnh 1.

Hội nghị thúc đẩy thương mại phát triển sản xuất nông sản trước tác động của dịch bệnh corona. Ảnh: Đức Quỳnh

Theo đó, các đơn hàng thủy sản đi đường bộ chưa chịu nhiều tác động nhưng các đơn hàng đi đường biển đã kí từ trước Tết đến nay đều chậm lại. 

Trong khi đó, việc vận chuyển hàng qua đường biến gặp khó khăn do một số hãng tàu lớn đi Trung Quốc không nhận đơn hầng.

Ngoài ra, một số thị trường lớn như Nhật Bản yêu cầu không đưa hàng sang Trung Quốc trước khi sang nước họ.

Đối với các thị trường châu Âu, Mỹ, thông thường đầu năm sẽ cử đoàn đến khảo sát các nhà máy trước khi kí kết hợp đồng đơn hàng. 

Tuy nhiên, năm nay đại diện từ những thị trường này đã không đến thăm các nhà máy mà chuyển sang giám sát từ xa, tiên lượng nếu dịch bệnh nghiêm trọng hơn thì những hợp đồng mới sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là khách hàng châu Âu.

Ông Nam cho biết hiện nay nhiều doanh nghiệp không đưa được hàng sang Trung Quốc dẫn đến tồn kho tăng lên. Điều này kéo theo chi phí tồn kho cũng tăng khoảng 1 USD/pallet hàng. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết các chuỗi McDonald đóng cửa hàng trăm cửa hàng, ảnh hưởng tiêu thụ cá philê; các nhà hàng, chuỗi ẩm thực vắng khách dẫn đến giảm nhu cầu đối với thủy sản.

Ông Nam nói thêm không chỉ các nhà hàng mà các siêu thị, cửa hàng bán lẻ đóng cửa cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các đơn hàng. Theo đó, các nhà nhập khẩu điều chỉnh lùi các đơn hàng.

Cơ hội từ dịch virus corona đến với thủy sản

Mặc dù dịch do virus corona ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản, ông Nam cũng nhận định rằng Việt Nam cũng có thể tận dụng một số cơ hội.

"Trung Quốc là một trong 5 quốc gia xuất khẩu cá ngừ lớn nhất thế giới. Hiện nay một số thị trường đã ngừng nhập khẩu cá ngừ của nước này do tác động của virus corona và giá cá ngừ nguyên liệu của Trung Quốc đang giảm rất sâu. Đây chính là cơ hội cho cá ngừ Việt Nam", ông Nam nói.

Theo số liệu của VASEP, tiếp nối tăng trưởng xuất khẩu trong 3 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam năm 2019 tăng 10,2% so với năm 2018, đạt hơn 719 triệu USD. 

Tuy nhiên, càng về cuối năm xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng chậm lại hoặc giảm so với cùng kì năm 2018.

Mỹ là thị trường tiêu thụ nhiều cá ngừ của Việt Nam nhất. Năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Mỹ đạt 316 triệu USD, tăng gần 38% so với năm 2018, chiếm 44% tổng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. 

Năm qua, xu hướng tiêu thụ cá ngừ thị trường Mỹ tích cực hơn, nhất là đối với các sản phẩm cá ngừ đóng hộp, điều này đã khiến nhập khẩu của nước này tăng. 

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các doanh nghiệp nhập khẩu cá ngừ Mỹ đã tìm kiếm các nguồn cung thay thế khác từ khu vực lân cận, trong đó có Việt Nam. 

Chính vì vậy, năm 2019, Việt Nam tiếp tục là nguồn cung cá ngừ lớn thứ hai cho thị trường Mỹ, sau Thái Lan.

Ngoài cơ hội đến với cá ngừ, ông Nam chia sẻ: "Một số nhà nhập khẩu thủy sản chân chính của Việt Nam khuyến nghị trong thời gian này nên chuẩn bị hàng hóa, nhất là hàng đóng hộp và đông lạnh bởi sau 3 - 5 tháng dập dịch có thể người tiêu dùng chuyển các mặt hàng đông lạnh và đóng hộp thay vì hàng tươi sống như trước đây".

H.Mĩ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.