|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Temasek sẽ hoán đổi 200 tỷ đồng trái phiếu HAG thành cổ phiếu HNG

06:41 | 21/02/2017
Chia sẻ
Trong thời gian gần đây, giá cổ phiếu HAG và HNG đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể, cổ phiếu HAG đã có mức tăng 55,7% chỉ sau 1 tháng, còn cổ phiếu HNG cũng đã có mức tăng 51,2%.

Hội đồng quản trị của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG - HOSE) đã phê duyệt việc hoán đổi 200 tỷ đồng trái phiếu hoán đổi do HAG phát hành sang cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã HNG - HOSE).

Số lượng trái phiếu kể trên sẽ được hoán đổi thành 20 triệu cổ phiếu HNG (giá chuyển đổi bằng mệnh giá). Thời gian thực hiện hoán đổi dự kiến vào tháng 3/2017.

Sau khi thực hiện hoán đổi, số lượng cổ phiếu HNG mà HAG nắm giữ sẽ giảm từ hơn 540,45 triệu cổ phiếu (70,45%) xuống còn hơn 497 triệu cổ phiếu (67,84%).

Trái phiếu hoán đổi cổ phần HNG do HAGL phát hành vào ngày 01/07/2011 với tổng giá trị trái phiếu là 1.130 tỷ đồng. Toàn bộ số trái phiếu này do NIMP, đơn vị thành viên của Temasek nắm giữ.

Trái phiếu được phát hành với mục đích tài trợ cho các dự án đầu tư và bổ sung vốn lưu động của HNG, có kỳ hạn 4 năm kể từ ngày phát hành với quyền gia hạn thêm 2 năm. Năm 2016, HAGL đã đàm phán với NIMP và được gia hạn trái phiếu tới 14/7/2017. Như vậy, thời hạn đáo hạn sẽ tới trong gần 5 tháng nữa.

Trái chủ NIMP có thể lựa chọn tiếp tục nắm giữ trái phiếu và nhận tiền, đồng nghĩa với việc HAGL cần thu xếp vốn để đáo hạn trái phiếu. Ngoài ra, NIMP có thể nhận lại cổ phiếu HNG như thực hiện với 200 tỷ đồng trái phiếu này.

Bên cạnh đó, tổ chức này cũng đang nắm giữ 1.100 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi do HAGL phát hành. Trái phiếu này cũng đã đạt được thỏa thuận gia hạn tới ngày 31/8/2017 với giá chuyển đổi 19.645 đồng/cp theo BCTC soát xét bán niên năm 2016.

Trong thời gian gần đây, giá cổ phiếu HAG và HNG đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể, cổ phiếu HAG đã có mức tăng 55,7% chỉ sau 1 tháng, còn cổ phiếu HNG cũng đã có mức tăng 51,2%.

Bình An

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.