Tập đoàn Lộc Trời và Công ty cổ phần Lương thực Lộc Nhân đã ký kết hợp tác cung ứng 500.000 tấn gạo, trị giá ước tính 5.000 tỷ đồng trong năm 2023 với Vinafood 1.
Hiệp định thương mại EVFTA đang mở rộng cánh cửa vào châu Âu của nhiều nông sản thế mạnh của Việt Nam. “Cơm Việt Nam Rice” là một trong những sản phẩm đó khi trở thành lô gạo đầu tiên mang thương hiệu Việt đến tay người tiêu dùng tại thị trường châu Âu khó tính.
VDSC dự báo doanh thu năm 2022 của Lộc Trời đạt mức tăng trưởng hai con số nhờ nhu cầu gạo toàn cầu ngày càng tăng và công ty có thêm nhiều khách hàng mới bên cạnh các thị trường truyền thống.
Bước sang quý II, ngành gạo tiếp tục đối mặt với các thách thức như giá phân bón, chi phí vận chuyển, logistics tăng cao khiến một số doanh nghiệp hụt hơi. Tuy nhiên, vẫn có những đơn vị giữ được phong độ tăng trưởng.
Để đảm bảo nguồn lực tài chính cho hợp đồng cung ứng 2 triệu tấn lúa cho các đối tác trong nước và xuất khẩu, Tập đoàn Lộc Trời muốn loạt ngân hàng đồng tài trợ 12.000 tỷ đồng cho toàn bộ chuỗi sản xuất – cung ứng.
Năm 2021, LTG xuất khẩu hơn 80.000 tấn gạo tới các đối tác quốc tế ở EU, Vương quốc Anh, châu Phi, Australia, khu vực Trung Đông và các nước láng giềng ở châu Á, với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng.
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch LTG, xác nhận việc chấm dứt sự hợp tác lâu năm giữa Lộc Trời và Syngenta vẫn chưa công bố chính thức do phía đối tác vẫn còn trong giai đoạn đàm phán. Thông tin chi tiết Tập đoàn sẽ công bố sau.
Giá vốn tăng cao cùng với các khoản chi phí đều tăng mạnh nên lợi nhuận quý II/2021 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời thu về chưa bằng 1/3 cùng kỳ năm ngoái.
Việc giá lương thực toàn cầu tăng 10 tháng liên tiếp giúp doanh nghiệp kinh doanh gạo, đường và phân bón của Việt Nam hưởng lợi. Ngược lại, doanh nghiệp sản xuất sữa, thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, thuỷ sản và dầu thực vật lại chịu tác động không nhỏ.
Năm 2021, theo dự phóng từ VDSC, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ của Tập đoàn Lộc Trời ước đạt 425 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện 2020.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết có 6 tỉnh đã công bố nhu cầu vay vốn trong gói tín dụng 120.000 tỷ đồng gồm Hải Phòng, Bắc Giang, Bình Định, Phú Thọ, Đà Nẵng, Trà Vinh với tổng nhu cầu là hơn 11.000 tỷ đồng.