|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tập đoàn Bảo Việt tiên phong triển khai chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS

21:19 | 11/04/2020
Chia sẻ
Tập đoàn Bảo Việt là một trong những doanh nghiệp tiên phong đi đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc triển khai chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS có kiểm toán.

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đang được áp dụng toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Trong xu thế toàn cầu hóa, áp dụng chuẩn mực chung về lập Báo cáo tài chính, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài tiến trình hội nhập với hệ thống IFRS.

Tại Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt là một trong những doanh nghiệp tiên phong đi đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc triển khai chuyển đổi báo cáo tài chính (BCTC) từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS có kiểm toán.

Tập đoàn Bảo Việt tiên phong triển khai chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - Ảnh 1.

Ảnh: Bảo Viêtk.

Năm 2007, Tập đoàn Bảo Việt chuyển đổi mô hình từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty Cổ phẩn (Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối), mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với việc bắt tay hợp tác cùng các đối tác nước ngoài, Tập đoàn Bảo Việt đã tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu chuyển đổi số liệu tài chính từ báo cáo VAS sang IFRS.

Với sự hỗ trợ chuyển giao công nghệ từ đối tác chiến lược và sự hướng dẫn, tư vấn của các đơn vị tư vấn và kiểm toán, Tập đoàn Bảo Việt đã từng bước hoàn thiện công tác chuyển đổi cũng như trình bày báo cáo theo IFRS.

Hiện nay, hàng quí, Tập đoàn Bảo Việt tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực IFRS ở dạng tóm tắt trình bày ngắn gọn tình hình tài chính, còn báo cáo cuối năm được trình bày đầy đủ chi tiết các thuyết minh. 

Các báo cáo này đều được soát xét, kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán và tư vấn E&Y. Ngoài ra, Tập đoàn Bảo Việt cũng thực hiện lập báo cáo IFRS tóm tắt bán niên, cả năm cho các đơn vị thành viên trong Tập đoàn nhằm phục vụ mục đích quản trị nội bộ của mình.

Báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS của Tập đoàn là kênh thông tin quan trọng cho đối tác chiến lược (hiện tại là Sumitomo Life) cũng như các nhà đầu tư tiềm năng muốn đầu tư vào Bảo Việt. Ngoài ra số liệu IFRS còn được sử dụng cho các nghiệp vụ và báo cáo quản trị nội bộ khác của Tập đoàn như báo cáo PVIF của BVL, nghiệp vụ phân tích đầu tư của Ban Đầu tư, Nghiệp vụ tính toán VAR và các loại rủi ro của Ban Quản rủi ro, tại các cuộc họp ALCO hàng quý cũng như trong Báo cáo thường niên hàng năm của Tập đoàn.

Tại Tập đoàn Bảo Việt, các chỉ tiêu và số liệu tài chính theo IFRS đã giúp Ban lãnh đạo Tập đoàn có đánh giá tốt hơn về giá trị doanh nghiệp của mình, đặc biệt là trong thương vụ phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược gần đây của Bảo Việt, từ đó Ban lãnh đạo có nhiều cơ hội lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược phù hợp với đường hướng phát triển của Tập đoàn.

Kinh nghiệm lập báo cáo tài chính theo IFRS giúp Tập đoàn có được sự thuần thục, nhất quán trong việc tuân thủ các thay đổi của VAS theo chiều hướng hội nhập với các chuẩn mực quốc tế, có cách hạch toán hợp với các nghiệp vụ phức tạp (như trích lập dự phòng, định giá các công cụ tài chính, phát hành cổ phiếu …), giảm nguy cơ mắc lỗi kế toán và bị phạt về pháp , cải thiện quá trình lên kế hoạch, góp phần quản nguồn lực tốt hơn và giảm chi phí vốn của Tập đoàn.

Ở mức độ tổng quan, các chuẩn mực IFRS đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ các qui trình quản trị nội bộ với các thông tin tài chính được lập. Các thông tin tài chính IFRS sẽ có tác động phản biện lại về tính hiệu quả của các qui trình quản trị nội bộ, giúp Ban lãnh đạo Tập đoàn xác định được những lỗ hổng, rủi ro tồn tại trong các qui trình nội bộ và cải tiến, sửa đổi cho phù hợp.

Những bước cần chuẩn bị để lập báo cáo tài chính theo IFRS

Việc áp dụng IFRS không chỉ trong một sớm một chiều do đó doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng và chuẩn bị. Với kinh nghiệm thực tiễn hơn 10 năm triển khai chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS, Tập đoàn Bảo Việt cho rằng để có thể chuẩn bị tốt cho việc lập báo cáo tài chính theo IFRS, các doanh nghiệp cần chuẩn bị các bước.

Thứ nhất là doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp niêm yết, cần thiết lập hệ thống và qui trình lập báo cáo tài chính theo IFRS cho riêng doanh nghiệp của mình và tiến hành cập nhật thường xuyên để đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán áp dụng, tránh vi phạm các yêu cầu của chuẩn mực và qui định của pháp luật. 

Đây không chỉ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự minh bạch của báo cáo tài chính mà còn ảnh hưởng tới danh tiếng của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường. Doanh nghiệp cũng cần nâng cấp, điều chỉnh hệ thống phần mềm kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu hạch toán theo IFRS.

Thứ hai chính là nguồn nhân lực: doanh nghiệp cần nâng cao năng lực, trình độ, sự hiểu biết và nhận thức của những cán bộ trực tiếp cũng như gián tiếp tham gia vào quá trình lập báo cáo IFRS. 

Cần tạo điều kiện và có kế hoạch kinh phí hàng năm để cử cán bộ kế toán tham gia các khóa học, đào tạo trong nước và quốc tế với giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm về IFRS, đồng thời tổ chức các buổi hội thảo nội bộ, đào tạo cũng như chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm lập báo cáo tài chính theo IFRS giữa Công ty mẹ và các công ty thành viên, hoặc giữa Trụ sở chính và các chi nhánh. 

Cùng với đó, doanh nghiệp nên khuyến khích bản thân kế toán viên cần không ngừng cố gắng tự trau dồi, nghiên cứu, cập nhật kiến thức về IFRS bằng cách tham dự các buổi hội thảo cập nhật kiến thức IFRS của Bộ Tài chính, các hiệp hội nghề nghiệp kế toán, hiệp hội ACCA; tham gia học và thi lấy các chứng chỉ kế toán quốc tế.

Doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm và lựa chọn đội ngũ tư vấn đủ năng lực hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai áp dụng IFRS, giúp doanh nghiệp "làm đúng ngay từ đầu" các yêu cầu cần thiết khi áp dụng IFRS. 

Thuê kiểm toán độc lập có chuyên môn, kinh nghiệm để tiến hành rà soát số liệu, quy trình chuyển đổi sang IFRS nhằm chấn chỉnh các bất cập và rút kinh nghiệm cho các kỳ sau cũng là một việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị về nguồn lực khi áp dụng lập báo cáo theo chuẩn mực IFRS.

Việc áp dụng IFRS là một thách thức về mức độ phát triển của thị trường, trình độ năng lực chuyên môn, ngoại ngữ đối với nhân viên kế toán, kiểm toán, của các nhà đầu tư và cả các nhà quản . Nó đòi hỏi sự nỗ lực không nhỏ từ phía các doanh nghiệp và những người làm công tác kế toán, cũng như cần sự phối hợp đồng bộ của Chính phủ, các cơ quan ban ngành, nhằm điều chỉnh môi trường kinh tế, pháp luật đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế.

Bích Thu

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.