Táo Quân bẩm Ngọc Hoàng: Mậu Tuất chứng khoán khó khăn, quỹ ngoại thua lỗ, đầu tư nhọc nhằn
Năm Mậu Tuất (tức 16/2/2018 – 4/2/2019 Dương lịch), với sự biến động phức tạp của thị trường quốc tế, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có sự điều chỉnh mạnh. Dưới đây là báo cáo của "Táo Chứng khoán" về thị trường năm vừa qua.
VN-Index ‘đổ đèo’ sau khi lên đỉnh 10 năm
Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng năm Mậu Tuất, VN-Index ở 908,67 điểm, giảm 16,42% so với thời điểm đầu năm (tức 16/2 Dương lịch). Chỉ số VN30 đóng cửa ở 859,81 điểm, giảm 20,05%. Diễn biến tương tự HNX – Index giảm 17,89% xuống 103,34 điểm. UPCoM – Index có mức giảm điểm thấp hơn với 7,68% xuống còn 54,81 điểm.
Diễn biến các chỉ số thị trường trong năm Mậu Tuất. Nguồn: VNDIRECT |
Đáng chú ý, phiên giao dịch ngày 9/4, VN-Index đạt mức kỉ lục 10 năm, khi đóng cửa ở 1.204,33 điểm. Diễn biến cùng chiều, HNX – Index cũng tăng lên mức cao nhất của năm 2018, đạt 138,02 điểm. Ngay sau khi tăng lên mức đỉnh lịch sử, VN-Index “đổ đèo” và liên tục giảm điểm. Ngày 29/10, VN-Index giảm xuống mức thấp nhất của năm, đóng cửa ở 888,82 điểm.
Vốn hóa HOSE ‘bốc hơi’ 154.338 tỉ đồng trong phiên bán tháo kỉ lục với 146 mã giảm sàn
Phiên giao dịch ngày 11/10 ghi nhận đà giảm lớn nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm Mậu Tuất. Chỉ trong một phiên giao dịch, VN-Index giảm 48,07 điểm (4,84%) còn 945,89 điểm; HNX-Index giảm 5,79% xuống 107,17 điểm; UPCoM-Index giảm 3,31% xuống 52,04 điểm. Toàn thị trường ghi nhận 146 mã giảm kịch sàn, vốn hóa sàn HOSE ‘bốc hơi’ 154.338 tỉ đồng trong phiên giao dịch hôm đó.
Kỉ lục xử phạt về thao túng giá cổ phiếu (9 cá nhân), nhiều bị cáo đứng trước vành móng ngựa
Trong năm vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 9 cá nhân với hành vi sử dụng hàng chục tài khoản để thao túng giá cổ phiếu. Cụ thể là MPT, IBC, KDM, SGO, TNT, HID, KVC, V21, MBG, ALV. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với 9 cá nhân này là 5,1 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo kết luận, không có cá nhân nào hưởng lợi từ việc thao túng giá cổ phiếu.
Trong tháng 11/2018, Tòa án nhân dân Thành Phố Hà Nội đưa vụ án Trần Hữu Tiệp và các đồng phạm thao túng giá chứng khoán, làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức và lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại CTCP Mỏ và Xuất nhập khẩu Khoán sản Miền Trung (Mã: MTM). Sau 3 ngày xét xử, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung đối với vụ án. Bên cạnh đó, Tòa án yêu cầu điều tra làm rõ trách nhiệm của các cá nhân tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng như các cá nhân của UBCK Nhà nước trong việc để cổ phiếu của Công ty MTM giao dịch trên sàn UPCoM.
Quỹ ngoại đầu tư thua lỗ, đầu tư chứng khoán thua gửi tiết kiệm
Với diễn biến khó khăn của thị trường, ngay cả những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là quỹ đầu tư nước ngoài công bố kết quả thua lỗ trong năm vừa qua. Đáng chú ý, có những quỹ đã ‘bay’ toàn bộ thành quả có được trong những năm trước đó.
Theo thống kê, ba quỹ ngoại có kết quả đầu tư diện tệ nhất trong năm 2018 gồm quỹ đầu tư chuyên "đánh game nâng hạng" Tundra Fonder (NAV giảm 14,7%), VanEck Vietnam ETF (NAV giảm 14,15%) và Vietnam Holdings (NAV giảm 12,2%).
Quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) thuộc nhóm quỹ Dragon Capital, quỹ có danh mục đầu tư lớn nhất tại Việt Nam cũng công bố kết quả đầu tư với NAV giảm 7,79%.
Một năm đầu tư khó khăn trên thị trường chứng khoán VIệt Nam. Ảnh: Phan Quân |
Thương vụ IPO ‘khủng’ nhất Đông Nam Á, Việt Nam vẫn là điểm dừng chân của khối ngoại
Bên cạnh diễn biến khó khăn, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có những điểm sáng, đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ tích cực của thị trường. Điển hình, tổng số tiền huy động được từ các thương vụ IPO trong năm 2018 đạt 2,6 tỉ USD, gấp 3,7 lần năm 2017. Trong đó, thương vụ IPO của Vinhomes (1,34 tỉ USD) và Ngân hàng TMCP Kĩ thương Việt Nam (Tecombank, 923 triệu USD) là 2 trong 3 thương vụ IPO ‘khủng’ nhất Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, thị chứng khoán khoán Việt Nam được khối ngoại mua ròng gần 1,9 tỉ USD trong năm vừa qua. Ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng ở nhiều thị trường châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan…
Triển vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi
Ngày 27/9, tổ chức FTSE Russell công bố báo cáo phân loại thị trường thường niên. Theo đó, Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường chứng khoán mới nổi cùng với Tanzania và Agrentina. Điều này đặt ra cơ hội cho thị trường chứng khóa Việt Nam trong thời gian tới.
Nâng hạng Việt Nam lên thị trường chứng khoán mới nổi là mục tiêu trong năm 2019. Ảnh: HNX |
Chứng khoán phái sinh lên ngôi trong năm Mậu Tuất
Mặc dù mới đi vào vận hành vào tháng 8/2017, thị trường chứng khoán phái sinh thu hút được dòng tiền với sự phát triển mạnh mẽ về thanh khoản và giá trị giao dịch trong năm vừa qua. Theo số liệu tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng số hợp đồng tương lai (HĐTL) giao dịch trong 12 tháng năm 2018 đạt gần 19,7 triệu hợp đồng, tương đương giá trị danh nghĩa đạt gần 1,86 triệu tỉ đồng.
Tháng đầu năm 2019, thị trường chứng khoán phái sinh ghi nhận mức giao dịch kỉ lục so kể từ khi đi vào hoạt động với gần 2,9 triệu hợp đồng được giao dịch, tương đương giá trị 244.673 tỉ đồng.
Tính đến ngày 31/12/2018, đã có 57.677 tài khoản giao dịch phái sinh được mở, tăng gấp 3,4 lần so với cuối năm 2017. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 0,18% khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Cổ phiếu nào hấp dẫn nhất thị trường năm vừa qua?
Kịch bản nguy có cơ, bên cạnh diễn biến khó khăn, thị trường vẫn có những cơ hội đầu tư mang lại mức sinh lợi đáng kể cho các nhà đầu tư trên thị trường. Điển hình là nhóm cổ phiếu Thủy sản, Dệt May. Với kết quả kinh doanh khởi sắc, cổ phiếu nhóm Thủy sản đã ngược dòng thị trường trong năm vừa qua, đáng chú ý có những mã cổ phiếu "tăng" bằng lần năm Mậu Tuất.
Diễn biến cổ phiếu thủy sản năm Mậu Tuất. Nguồn: VNDIRECT |
Việc thông qua các hiệp định EVFTA sẽ xóa bỏ thuế trong 7 năm so với hiện nay các doanh nghiệp phải chịu thuế là 6-12% và CPTPP sẽ mở ra cơ hội đầu tư của các nước vào Việt Nam ở các mảng trong nước đang thiếu hụt như: phụ liệu, dệt, nhuộm, sợi. Ngoài ra, CPTPP sẽ tạo lợi thế vượt trội cho Việt Nam mở rộng thị trường với kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 4,8 tỷ USD năm 2018 (tăng trưởng 10,5%).
Diễn biến cổ phiếu dệt may năm Mậu Tuất. Nguồn: VNDIRECT |
Bên cạnh đó, việc đầu tư vào một số cổ phiếu mới trong năm 2018 cũng là những cơ hội tốt cho thị trường trong năm vừa qua như VEA (Veam), VTP (Vietel Post)…
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/