Tăng vốn tại Bệnh viện GTVT do quyết toán dự án, Tập đoàn T&T mất quyền kiểm soát
CTCP Bệnh viện Giao thông Vận tải (Bệnh viện GTVT) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ bất thường lần thứ nhất năm 2019 nhằm lấy ý kiến thông qua vấn đề thay đổi vốn điều lệ trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, vốn điều lệ của Bệnh viện GTVT dự kiến sẽ được tăng từ 168 tỉ đồng lên hơn 391 tỉ đồng, do việc xác định lại giá trị phần vốn Nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành CTCP sau khi quyết toán Dự án ODA tòa nhà bệnh viện.
Giá trị phần vốn Nhà nước sau khi xác định lại là 278 tỉ đồng, tương ứng tỷ lệ 71,13% vốn điều lệ; phần nắm giữ của nhà đầu tư chiến lược giảm xuống còn 22,07%; tỷ lệ bán đấu giá công khai cho nhà đầu tư thông thường và bán cho người lao động chia đều 3,45%.
Bệnh viện GTVT sẽ không còn là bệnh viện của bầu Hiển
Trước đó tại thời điểm tháng 1/2016, Bệnh viện GTVT chuyển thành CTCP vốn điều lệ 168 tỉ đồng, với giá trị tạm tính của Dự án ODA khi đó 55 tỉ đồng. Cổ đông Nhà nước nắm giữ 32,73%; nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn T&T sau đó vươn lên nắm giữ 51,43% vốn điều lệ, trở thành công ty mẹ của bệnh viện.
Nhưng với việc thay đổi vốn điều lệ của Bệnh viện GTVT như đã nói ở trên, tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn T&T sẽ giảm xuống 22% và mất quyền kiểm soát.
Chính vì nguyên nhân này, tháng 7/2018, công ty của bầu Hiển kiến nghị Nhà nước mua lại toàn bộ 8,6 triệu cổ phiếu Bệnh viện GTVT đang sở hữu. Giá thanh toán 149 tỉ đồng, cộng thêm số tiền lãi phát sinh.
Kết quả kinh doanh của Bệnh viện GTVT kể từ khi về tay bầu Hiển năm 2016 liên tục thua lỗ. Trung bình mỗi năm bệnh viện này đạt doanh thu khoảng 180 tỉ đồng, lỗ khoảng 30 tỉ đồng.
Nửa đầu năm 2019, bệnh viện đạt doanh thu thuần 96 tỉ đồng, lỗ gần 16 tỉ đồng; lỗ lũy kế đến thời điểm 30/6